Vài lần tượng Phật chảy nước mắt và kiếp nạn tại Trung Quốc

Từ xưa tới nay, người Trung Quốc đã nhiều lần chứng kiến tượng Phật chảy nước mắt. Hiện tượng này thường là điềm báo của một đại nạn trong lịch sử. Đây là sự trùng hợp, là hiện tượng thiên nhiên, hay là trời xanh muốn cảnh báo con người điều gì?

Tượng Phật cổ trong kinh thành Lạc Dương

Vào thời kỳ Bắc Ngụy, ở kinh thành Lạc Dương có ngôi chùa Bình Đẳng, bên trong có một pho tượng cao đến 2 trượng 8 thước (khoảng 9,3 m) vô cùng uy nghi và trang nghiêm. Vào trung tuần tháng 12 năm Hiếu Xương thứ 3, đời Hiếu Minh Đế (tức năm 527 SCN), hai mắt của pho tượng không ngừng rơi lệ. Nước mắt chảy không ngừng khiến cho toàn thân bức tượng, từ trên xuống dưới đều thấm ướt.

Sau khi tin tức truyền ra ngoài, người dân Lạc Dương từ già đến trẻ, cả nam và nữ đều tấp nập chạy đến chứng kiến cảnh tượng này. Trước chùa Bình Đẳng lúc ấy là một biển người đông nghìn nghịt.

Lúc ấy, một vị hòa thượng cầm khăn sạch lau nước mắt cho pho tượng Phật. Khi hòa thượng đưa khăn đi vòng quanh mắt tượng, liền phát hiện tấm khăn bị ướt đẫm. Vị hòa thượng lập tức đổi một chiếc khăn khác và chẳng bao lâu chiếc khăn mới này lại bị thấm ướt. Nước mắt ở hai con mắt của pho tượng Phật vẫn chảy không ngừng, dù vị hòa thượng ấy có lau thế nào cũng không hết. Pho tượng Phật cứ chảy nước mắt như vậy suốt ba ngày đêm liền mới thôi.

Gần một năm sau (tức năm 528 SCN), Nhĩ Chu Vinh dẫn quân lính tấn công vào thành Lạc Dương, giết chết vương công quý tộc và các chức quan lại, tổng cộng lên đến hơn 2.000 người, dân chúng chết không đếm xuể.

Vào tháng 3, năm thứ hai niên hiệu Vĩnh An, đời Hiếu Trang Đế, pho tượng Phật cổ này lại bắt đầu rơi lệ. Toàn bộ dân chúng trong kinh thành nghĩ đến lần trước và sợ hãi đến xem.

Đến tháng 5 năm đó, Bắc Hải Vương Nguyên Hạo tự xưng đế ở Nam Lương, sau đó dẫn quân tiến đánh Lạc Dương, Hiếu Trang Đế bị bắt buộc rút lui đến Sơn Tây. Đến tháng 7 năm ấy, Bắc Hải Vương đại bại, khi đi dẫn theo khoảng 5.000 người già, trẻ, lớn, bé đều là tù binh. Những người này không có một ai trở về.

Năm Vĩnh An thứ 3 (tức năm 530 sau CN), pho tượng Phật lại một lần nữa không ngừng chảy nước mắt. Bởi vì đã dự đoán trước được sự việc dựa vào hai lần tượng Phật chảy nước mắt trước đó, nên người dân khắp kinh thành đều sợ hãi bất an, lo lắng như lửa đốt trong lòng. Cũng vì thế mà lần này người dân không ai dám đến xem như hai lần trước nữa.

Đến đúng tháng 12 năm ấy, Nhĩ Chu Triệu lại sát phạt thành Lạc Dương, bắt giết Hiếu Trang Đế. Khiến cho cung điện thành Lạc Dương bỏ trống không, một năm trời không có Hoàng đế chủ trì việc chính sự.

Lạc Sơn Đại Phật và Trung Quốc thời hiện đại

Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật, là một bức tượng chạm khắc hình Phật Di Lặc đang ngồi với cặp mắt hơi mở, từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách huyện Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với núi Nga Mi, dòng sông chảy dưới chân của Phật. (Xem bài viết về lịch sử pho tượng này: Lạc Sơn Đại Phật: Pho tượng ngàn năm mưa gió vẫn trường tồn)

Bức tượng bằng đá này cao 71.2 mét, được chạm khắc vào thời nhà Đường, và cần 90 năm để hoàn thành. Nó được đặt ở đó với niềm hy vọng rằng, những con thuyền qua đây sẽ bình yên vô sự vượt qua được vùng nước dữ.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới, mang trong mình sự mong chờ và hy vọng của người phương Đông đối với Đức Chuyển Luân Thánh Vương. Bình thường, mắt tượng Phật hơi khép hờ. (Ảnh: Ariel Steiner, Wikimedia, CC BY-SA 2.5)

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Đây là thời điểm ngay sau khi diễn ra nạn đói lớn – hệ quả của kiếp nạn “Đại nhảy vọt” trong giai đoạn 1959 – 1961.

Cả Trung Quốc bấy giờ có khoảng 35 triệu người dân bị chết đói. Trong đó có ít nhất 7 triệu người dân là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông.

Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm cặp mắt lại khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn. Chính quyền Trung Quốc bấy giờ đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã được tu sửa lại về trạng thái mở mắt như trước đó.

Lần thứ hai bức tượng Phật này rơi lệ xảy ra vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại Cách mạng văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn hơn 40 triệu vạn tệ (khoảng 6 triệu đôla) vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể phai mờ.

Giọt nước mắt màu trắng ở khóe mắt bức tượng và vệt nước mắt không thể xóa. (Ảnh: Chi King, Flickr, CC BY 2.0)

Tháng 7-1976, cặp mắt của tượng Phật một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Nó xảy ra ngay sau trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên làm khoảng 650.000 người thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là che dấu cảnh báo trước và chính phủ từ chối viện trợ quốc tế. Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.

*

Hiện tượng tượng các vị Phật, Thần trong tôn giáo rơi lệ không phải là chuyện hiếm. Tại phương Tây cũng ghi nhận một số câu chuyện tương tự, mặc dù cũng có những trường hợp giả mạo bị nghi ngờ hoặc phát hiện. Bên cạnh đó, có rất nhiều Thần tích Kitô giáo có liên quan tới hiện tượng thiên văn được ghi lại, chẳng hạn như một số sự kiện được miêu tả lại trong các căn phòng của Raphael tại Vatican.

Còn một chuyện nữa về Lạc Sơn Đại Phật. Đó là vào ngày 7-6-1994, khách du lịch và các con tàu xung quanh Lạc Sơn Đại Phật kể lại một hiện tượng lạ, đó là việc toàn bộ tượng Phật rung lên. Vệt nước mắt trên tượng Phật vẫn không phai mờ, nhưng lần này người ta nói rằng tượng Phật đã cười. Hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn và đến nay vẫn chưa có lý giải cho điều ấy.

Cổ nhân tin rằng: “Trời đất có đức hiếu sinh”, khi kiếp nạn tới thì sẽ có thiên tượng cảnh báo cho nhân loại, khi nhân loại trong cảnh hiểm nghèo thì lại hiển lộ thiên cơ. Vì thế phải chăng Lạc Sơn Đại Phật muốn nói rằng, người Trung Quốc vẫn còn có hy vọng trước một chế độ tàn ác? Nếu là vậy thì hy vọng đó nằm ở đâu? Vật cực tất phản, bĩ cực thái lai, đằng sau bóng tối chắc chắn sẽ là ánh sáng.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nhà Trắng cho biết nhóm của ông Trump vẫn chưa ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực

Nhà Trắng cho biết nhóm chuyển giao quyền lực Trump-Vance vẫn chưa ký các văn…

20 phút ago

Nguyên GĐ và nguyên Kế toán trưởng Trung tâm CNTT – TN&MT Huế  bị phạt tù

Nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Trung tâm Công nghệ thông tin tài…

30 phút ago

Hàn Quốc cáo buộc Nga cung cấp tên lửa phòng không cho Triều Tiên

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Shin Won-sik, tuyên bố rằng Nga…

1 giờ ago

Tám điều cần biết về tòa án ICC và trát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra phán quyết ban hành lệnh bắt…

2 giờ ago

VTV ‘rất lấy làm tiếc’ về việc xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu [VIDEO]

Tài xế xe 16 chỗ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vượt ẩu, gây…

2 giờ ago

ĐCSTQ giả mạo hồ sơ bệnh án của người sống sót sau nạn thu hoạch nội tạng

Ông Trình Bội Minh, người Trung Quốc đầu tiên sống sót sau nạn thu hoạch…

2 giờ ago