Hoàng Đình Ái sinh năm 1527 ở Biện Thượng, huyện Vĩnh Phúc (nay là thôn Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), ông là con nhà cậu của Lượng Quốc công Trịnh Kiểm. Trong cảnh Nam Bắc triều giao tranh, ông trở thành người có công lớn nhất giúp vua Lê chúa Trịnh, phục hưng nhà Lê.
Lớn lên trong cảnh Nam Bắc Triều, Thanh Hóa quê ông thuộc về Nam Triều của nhà Lê Trung Hưng.
Từ năm 1546, Nhà Mạc dưới sự thống lĩnh của Khiêm vương Mạc Kính Điển nhiều lần tấn công Nam Triều. Nam Triều đã lâm nguy nếu không có Hoàng Đình Ái một lòng phò tá nhà Lê đẩy lùi quân nhà Mạc.
Tháng 7/1557, Mạc Kính Điển đưa quân tấn công Thanh Hóa, Phạm Quỳnh và Phạm Giao đưa quân tấn công Nghệ An. Hoàng Đình Ái cùng Phạm Đốc cho quân mai phục ở phía bắc sông Mã đánh bại quân nhà Mạc. Sau đó Trịnh Kiểm đưa tượng binh đến, chia quân làm 2 cánh đánh úp quân Mạc.
Tháng 9/1559, Trịnh Kiểm cho tinh binh trấn giữ các vùng biển trọng yếu, còn mình xuất 6 vạn đại quân quyết diệt nhà Mạc. Biết phía nam nhà Mạc có tuyến phòng thủ chặt chẽ, Trịnh Kiểm tiến quân ra Sơn Tây. Quân chúa Bầu cũng hội với quân Nam triều, nhờ chúa Bầu giúp đỡ mà quân Nam triều có nguồn lương thảo dồi dào có thể đánh lâu dài.
Từ phía tây, Hoàng Đình Ái cho quân đánh chiếm Lạng Sơn, cầm quân từ phía bắc uy hiếp Kinh thành Thăng Long. Mạc Kính Điển đốc thúc quân chặn các tuyến đường vào Kinh thành Thăng Long. Quân Nam triều tấn công nhưng không sao phá được.
Trịnh Kiểm liền cho quân đánh phá các vùng Đông Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, An Dương. Quân Nam triều đã chiếm được vùng đất phía bắc sông Hồng.
Trịnh Kiểm cho quân tấn công vào Kinh thành Thăng Long nhưng Mạc Kính Điểm cùng quân thủ vững. Trịnh Kiểm cho quân tiến vào phía đông, nhưng quân Mạc giữ vững được Hải Dương.
Nhận thấy quân Nam triều tấn công phía bắc. Tháng 3/1561, Mạc Kính Điển cho quân tiến thẳng vào Nam triều, tấn công Thanh Hoá, quân Nam triều ở đây bị đánh bại phải bỏ chạy.
Mạc Kính Điển cho quân tiến sâu vào quyết bắt vua Lê. Tình thế nguy cấp, từ phía bắc, Trịnh Kiểm sai Hoàng Đình Ái gấp rút đưa quân về cứu nguy. Hoàng Đính Ái kịp thời chặn được quân Mạc. Mạc Kính Điển cũng rút quân trở về.
Năm 1570, Nam Triều có biến lớn, Trịnh Kiểm mất, con trưởng là Trịnh Cối lên thay. Tuy nhiên Trịnh Cối ham rượu chè chơi bời, không chú ý việc quân, các tướng bất mãn theo về hết với con thứ là Trịnh Tùng.
Trịnh Cối đưa quân tiến đánh Trịnh Tùng, anh em đánh nhau, các tướng bất hòa. Chớp cơ hội, Mạc Kính Điển thống lĩnh 10 vạn quân cùng 700 chiến thuyền tiến đánh Thanh Hóa, quyết tiêu diệt nhà Lê.
Trịnh Cối lúc này bị lâm nguy, phía bắc thì 10 vạn quân Mạc tiến đến, phía nam thì có quân của Trịnh Tùng. Liệu thế không chống được, Trịnh Cối cùng gia đình và toàn quân ra hàng nhà Mạc.
Sự việc Trịnh Cối đầu hàng khiến ai cũng bất ngờ, lại trong hoàn cảnh bị 10 vạn quân Mạc tiến đến, Triều đình nhà Lê lúng túng không biết xử lý thế nào. Nam triều đứng trước nguy cơ bị tan rã. Đúng lúc ấy Hoàng Đình Ái kêu gọi các tướng chủ lực như Lê Khắc Thận, Nguyễn Hữu Liêu, Phạm Văn Khoái… cùng đến yết kiến vua Anh Tông để Trịnh Tùng thay Trịnh Cối cầm quân chống quân Mạc. Vua phải phong cho Trịnh Tùng làm Trường quận công, tiết chế các dinh thủy bộ, cầm quân chống lại nhà Mạc.
Nhờ sự can thiệp kịp thời của Hoàng Đình Ái mà quân tướng nhà Lê lại đoàn kết một lòng dưới trướng của Trịnh Tùng, ngăn được quân nhà Mạc. Mạc Kính Điển không tiến được, đành rút quân về bắc. Với công lao to lớn của mình, Hoàng Đình Ái được phong làm Thái phó.
Đầu năm 1575, Mạc Kính Điển đưa quân tiến đánh Thanh Hóa, Nguyễn Quyện đưa quân tiến đánh Nghệ An. Thế quân Mạc rất Mạnh khiến quân nhà Lê bỏ trốn mà không dám chống cự.
Tháng 8/1575, Trịnh Tùng sai Thái phó Hoàng Đình Ái cầm quân ứng cứu các nơi, quân nhà Mạc bị đánh bại phải rút về bắc.
Nhà Mạc dưới sự phụ chính của Mạc Kính Điển mạnh hơn Nam Triều của nhà Lê rất nhiều, cả về kinh tế và quân sự, vì thế mà Mạc Kính Điển nhiều lần tấn công Nam Triều khiến nhiều tướng nhà Lê tử trận và bị bắt. Hoàng Đình Ái lập nhiều công lao to lớn khi cùng chúa Trịnh Tùng nhiều lần đẩy lui quân nhà Mạc, giúp nhà Lê tiếp tục tồn tại mà không bị diệt mất.
Các cuộc tấn công của Mạc Kính Điển khiến quân nhà Lê chỉ lo chống đỡ chứ không có sức tiến quân ra bắc nữa.
Nhưng tình thế dần thay đổi khi năm 1580 Mạc Kính Điển mất, Mạc Đôn Nhượng vốn được cử làm Nội Phụ chính nhưng quản lý Triều chính không tốt, cũng không quản giáo được Mạc Mậu Hợp khiến Vua càng lớn càng hư hỏng.
Quân Mạc ít tiến đánh hơn trước, khiến Nam Triều có cợ hội hồi phục và phát triển. Khi thấy đủ mạnh, Trịnh Tùng quyết định đưa quân bắc tiến.
Tháng Chạp năm 1591, Trịnh Tùng thống lĩnh 5 vạn quân chia làm 4 đạo tiến ra bắc. Hoàng Đình Ái chỉ huy đạo quân thứ hai với 1 vạn quân.
Trước sức mạnh quân Nam Triều, quân nhà Mạc tan vỡ. Vua Mạc Mậu Hợp kinh hoàng tập trung toàn bộ 10 vạn quân ra đánh quân nhà Lê. Trịnh Tùng cho Hoàng Đình Ái đánh, giết được các tướng nhà Mạc là quận Khuông và quận Tân. Khí thế quân Nam càng hăng, Trịnh Tùng cũng đích thân đốc chiến ở sông Hát Giang.
Trịnh Tùng cùng Hoàng Đình Ái chỉ huy quân nhà Lê thắng lớn trận Hát Giang, khiến quân nhà Mạc tử trận quá nửa. Quân Nam Triều tiến vào thành Thăng Long. Hoàng Đình Ái lập công lớn khi đánh bại đội quân phục binh và bắt sống được danh tướng Nguyễn Quyện, danh tướng chủ chốt nhất trong đội quân nhà Mạc lúc bấy giờ.
Mạc Mậu Hợp thu thập quân chạy ra bắc, dùng thủy quân dàn trận cố thủ ở sông. Trịnh Tùng thấy thủy quân của mình không mạnh bằng thủy quân nhà Mạc nên quyết định rút về Thanh Hóa.
(Còn nữa)
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video “Trí tuệ cổ nhân: Thành tín là mỹ đức”:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…