Vô luận là thời đại nào, người tài đức vẹn toàn sẽ luôn được mọi người tôn kính và ngưỡng mộ. Bậc quân chủ thời xưa cũng phải dựa vào việc dùng người tài đức mà có được thiên hạ. Nhưng để có được người tài đức vẹn toàn là điều vô cùng hiếm, vì vậy giữa hai phương diện tài và đức thì người xưa coi trọng và chọn dùng người có đức hơn người có tài.
Trong cuộc sống, không ít người cho rằng chỉ dựa vào sự thông minh và tài giỏi là có thể đạt được mục tiêu trong cuộc đời. Nhưng cổ nhân lại cho rằng tu dưỡng đạo đức mới là bảo đảm căn bản cho sự thành công. Một người cho dù có bản sự, thông minh nhưng lại không có đạo đức, không chú trọng tu dưỡng tâm tính thì sự thành công hay lợi ích mà người ấy đạt được chỉ là nhất thời, ngắn ngủi mà không thể lâu dài. Chỉ có trước tiên là lập đức, thì tài trí và bản sự mới theo đó mà khởi tác dụng phụ trợ, giúp người ấy thành công. Chỉ chú trọng bồi dưỡng tài năng mà bỏ qua tu dưỡng đạo đức thì chính là bỏ gốc lấy ngọn.
Sách “Hoài Nam Tử” viết rằng: Những sự tình trong thiên hạ, không phải chỉ dựa vào trí lực là có thể làm thành được, cũng không thể chỉ dựa vào sự thông minh mà có thể nhận thức được rõ ràng, càng không thể chỉ dựa vào tài năng của một người mà có thể làm thành được. Tương tự, người ta không thể chỉ dựa vào sách lược nào đó mà có thể khiến người khác quy thuận, chỉ bằng sức mạnh thì lại càng không thể. Trí lực, sự thông minh, bản sự, phương sách, sức mạnh đều thuộc phạm trù tài năng của một người. Nhưng nếu một người chỉ có những thứ này mà đức hạnh không cao thì không thể làm thành được sự tình gì to lớn. Chỉ có tu dưỡng đức hạnh tốt thì những tài năng này mới có thể theo đó mà phát huy tác dụng.
Các đời Hoàng đế trong lịch sử, phàm là những người trị vì sáng suốt, thì đều có quy tắc chung trong lựa chọn và dùng người: “Tài đức vẹn toàn, lấy đức làm gốc”. Chu Công gắng sức thực hiện chủ trương “trọng dụng đức”. Trong “Tư trị thông giám”, tác giả Tư Mã Quang triều Bắc Tống đưa ra quan điểm: “Dĩ đức hành vi tiên” (lấy đức hạnh làm đầu).
Khổng Tử cũng nhiều lần nhấn mạnh vai trò của đức trong việc trị vì, cảm hóa dân chúng. Trong “Luận Ngữ” viết: “Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh củng chi”, tức là trong việc trị dân mà dùng đức để cảm hóa thì tác dụng cũng giống như sao bắc đẩu, tự các sao khác sẽ hướng về nó. Người thống trị mà dùng đức thì lòng dân tự sẽ quy thuận.
Trong sách “Luận Ngữ. Thái Bá” còn viết rằng: Cho dù có tài năng tốt đẹp như Chu Công nhưng nếu tự cao tự đại, hơn nữa lòng dạ lại hẹp hòi, thì các phương diện khác cũng không đáng giá nhắc tới nữa.
Trong mắt Khổng Tử, một người có đức hạnh không tốt thì cho dù tài năng có xuất chúng đến thế nào đi nữa cũng không đáng giá nhắc tới, càng không đáng dùng. Câu nói trên cũng nhấn mạnh một trong những biểu hiện của đức hạnh không tốt chính là tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn.
Một người có tài đức vẹn toàn thì không chỉ có thể khắc chế, chiến thắng được tâm lý mù quáng tự cao tự đại, mà còn phải dưỡng thành được mỹ đức khiêm tốn hòa ái, không bao giờ cậy tài khinh người. Cho dù một người có tài trí phi thường xuất chúng thì cũng nhất định phải ghi nhớ rằng đừng bao giờ cho rằng mình quá giỏi, đừng xem mình ở trên cao, mà cần phải khiêm tốn. Nói cách khác, một người luôn phải bên trong thì tu tâm, bên ngoài thì khiêm cung đối đãi với mọi người.
Làm sao để tu dưỡng cho mình một tâm thái khiêm tốn, ôn nhu? Trong “Luận Ngữ. Thái Bá” viết: Bản thân có tài năng nhưng không ngại hướng đến người không có tài năng thỉnh giáo, bản thân biết nhiều lại không ngại hướng đến người biết ít thỉnh giáo, bản thân có học vấn lại thể hiện ra giống như không có học vấn, tri thức dù rất phong phú nhưng lại giống như trống không, bị người mạo phạm nhưng lại không so đo tính toán.
Benjamin Franklin từng nói rằng: “Khuyết thiếu khiêm tốn chính là khuyết thiếu kiến thức!” Nhà toán học người Anh, Godfrey Harold Hardy cũng nói: “Những người kiêu ngạo thường dùng sự kiêu ngạo để che giấu sự thấp kém của mình”. Những lời này đều là để nói rằng, càng là những người kiêu căng ngạo mạn thì càng là những người không có thực học, càng không có tu dưỡng.
Trong cuộc sống, những người hay tự cho mình là đúng thì thường là những người hiểu biết nông cạn. Còn những người có chân tài thực học thì lại rất khiêm tốn, không khoa trương và rất dè dặt. Khổng Tử đến tuổi lão niên vẫn không ngừng học Lễ Nhạc, mặc dù đã có thành tựu nhưng vẫn thỉnh giáo Lão Tử về Lễ. Không chỉ Khổng Tử mà các học trò của ông đều là những tấm gương sáng về đức khiêm tốn và hiếu học, không thể hiện mình là người tài năng.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…