Trong kết giao bạn bè, ở cùng người khác, cần biết nghĩ cho nhau, cho nhau sự giúp đỡ, tán thưởng và khích lệ. Đây là điều vô cùng quan trọng. Học vấn và cảnh giới là xem tâm lượng của một người, cho nên “nghĩ cho người khác” là học vấn được cổ nhân xem trọng, cũng là một loại cảnh giới cao thượng.
Phạm Trọng Yêm là một danh thần triều Tống, nổi tiếng với câu danh ngôn “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc”, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Ông cũng là một người nổi tiếng về cách giáo dục con biết “nghĩ cho người khác”.
Người làm cha mẹ đều mong muốn con cái có một đức hạnh tốt. Điều này thể hiện ngay ở tên của đứa trẻ. Cha mẹ đặt tên cho con cũng là kỳ vọng vào tương lai của con. Phạm Trọng Yêm có một người con tên là Phạm Thuần Nhân. Từ cái tên này có thể thấy Phạm Trọng Yêm mong muốn con lớn lên có một trái tim nhân từ, có thể nghĩ cho người khác. Phạm Thuần Nhân cũng không phụ lòng cha, thực sự làm được loại học vấn hàng đầu này, khiến người đời bội phục.
Thời Phạm Trọng Yêm còn làm quan ở Tuy Dương, một lần ông sai Phạm Thuần Nhân đến Tô Châu để vận chuyển một thuyền lúa. Lúc ấy Phạm Thuần Nhân còn rất trẻ. Khi anh ta vận chuyển thuyền lúa về đến Đan Dương thì gặp người bạn cũ tên là Thạch Mạn Khanh. Phạm Thuần Nhân hỏi anh ta: “Tại sao anh ở lại đây lâu như vậy?”
Thạch Mạn Khanh đáp: “Nhà tôi đang có tang nhưng không có tiền để đưa linh cữu về quê nhà.”
Phạm Thuần Nhân nghe xong, liền cho Thạch Mạn Khanh nguyên 500 đấu lúa, để anh ta bán đi có tiền về quê. Nhưng kết quả là tiền bán lúa vẫn không đủ. Phạm Thuần Nhân liền bán cả chiếc thuyền mà mình đang ngồi để lấy tiền cho bạn lo liệu công việc.
Sau khi Phạm Thuần Nhân trở về nhà, không biết thưa chuyện với cha thế nào nên đứng mãi bên cạnh cha thật lâu không nói gì.
Phạm Trọng Yêm thấy vậy hỏi: “Con lần này đến Tô Châu, có gặp người bạn nào không?”
Phạm Thuần Nhân trả lời: “Khi đi ngang qua Đan Dương, con tình cờ gặp Thạch Mạn Khanh. Cậu ấy đang có tang người thân nhưng không có tiền để đưa linh cữu về quê, nên bị mắc lại ở đó”.
Phạm Trọng Yêm liền nói với con: “Vậy sao con không lấy hết thuyền lúa mà tặng cho cậu ấy?”
Phạm Thuần Nhân nghe thấy cha nói vậy, trong lòng cảm thấy mừng rỡ, trả lời: “Thưa cha! Con đã tặng cả thuyền lúa cho cậu ấy rồi, nhưng số tiền bán lúa vẫn là không đủ!”
Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu lên nói với con trai: “Vậy sao con không bán cả chiếc thuyền ấy đi!”
Phạm Thuần Nhân nghe vậy, tiếp lời: “Thưa cha, con đã bán cả chiếc thuyền ấy rồi ạ!” Phạm Trọng Yêm nghe con trai nói xong thì rất vui vẻ, khen con làm vậy là rất đúng
Khi kết giao bạn bè, khi chung sống cùng người khác, biết nghĩ đến bản thân mình thì cũng phải biết nghĩ cho người khác. Đó chính là điều mà cổ nhân giảng, “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”, tức là những gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác, những gì mình muốn lập thì cũng nên lập cho người khác, những gì mình muốn đạt thì cũng nên cho người khác đạt được.
Bởi vì gia tộc họ Phạm đời này truyền đời sau một tấm lòng nhân ái, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, nghĩ cho người khác, nên gần 1000 năm gia tộc họ Phạm hưng thịnh mà không suy. Bởi vậy, có thể thấy “nghĩ cho người khác” thực sự là một loại học vấn vô cùng đáng trân quý.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời nghe radio:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…