Do dự tiến quân, nuôi hy vọng nhà Minh cầu phong cho mình, nhà Hậu Trần đã bỏ qua mất cơ hội tốt. Tháng 1/1411, Trương Phụ nhận lệnh đến Giao Chỉ với 14 vệ quân, tương đương 78.400 quân chủ lực.
Lúc này ở Giao Chỉ các cuộc khởi nghĩa nổ ra khiến Mộc Thạnh khó bề chống đỡ. Để giảm bớt khó khăn cho quân Minh và chờ viện binh kéo sang, hoàng đế Minh Thành Tổ ra chiếu dụ miễn thuế 3 năm, giảm nhiều chế độ hà khắc khác nhằm vỗ yên dân chúng, kéo dài thời gian.
Đồng thời Minh Thành Tổ cũng sắc phong và thưởng cho đám ngụy quân, chiếu dụ như sau:
“Các ngươi tài năng khôi kiệt, tư chất đôn hậu, sáng suốt nhìn xa, trước đã thành tâm gắng sức, tận trung với triều đình, nghĩ tới công lao của các ngươi, đặc ân thăng cho chức vụ vinh hiển. Nay nghe các ngươi biết làm tròn nghĩa vụ, dốc sức lập công, bắt giết bọn phản nghịch, giữ vững đất đai, nghĩ đến lòng trung thành ấy, xiết nỗi vui mừng khen ngợi. hiện nay, bọn giặc còn sót chưa dẹp yên hết, các ngươi hãy lập thêm nhiều công, ra sức quét sạch bọn chúng để tiếp nối công tích trước đây. Ta đặc cách sai người sang úy lạo ban thưởng. Các ngươi hãy kính cẩn phục tùng mệnh lệnh ân sủng này”.
(Đại Việt Sử ký Toàn thư).
Tháng 4/1411, Trương Phụ dẫn quân vào thành Đông Đô hội quân với Mộc Thạnh, bàn việc tiến binh, lệnh cho ngụy quân đóng các chiến thuyền, dân chúng phải phục dịch lương thực. Việc bóc lột, cai trị hà khắc lại quay trở lại như xưa, khiến dân chúng bất mãn.
Tháng 6/1411, quân Minh tiến binh, chia quân làm hai đường thủy bộ tiến đánh Thanh Hóa. Trương Phụ chỉ huy thủy quân, Mộc Thạnh chỉ huy bộ binh cùng tiến.
Phía bắc ngoài Thanh Hóa, thủy binh quân Minh tiến rất chậm vì phải vừa dỡ bỏ chướng ngại vật như cọc, đá, lại vừa bị quân mai phục của Đặng Dung quấy phá liên tục.
Đến Trường Yên (Ninh Bình ngày nay) thì thủy binh quân Minh bị cầm chân. Đến cửa Thần Phù thì lại bị quân của Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị chặn đánh kịch liệt khiến bị thiệt hại lớn.
Cánh quân bộ đến đèo Tam Điệp thì bị quân của Nguyễn Súy mai phục, nhưng nhờ quân đông nên vẫn vượt qua được.
Sau những trận đánh nhằm tiêu hao bớt quân Minh, các tướng nhà Hậu Trần cho quân rút về Thanh Hóa phòng thủ, tập trung ở Nguyệt Trường (hạ lưu sông Mã ngày nay). Quân Minh tiến thẳng vào, quân Hậu Trần dù lực lượng ít hơn nhưng chống trả quyết liệt.
Sau mấy ngày giao chiến, Trương Phụ nắm được cách phòng bị của quân Hậu Trần, dùng quân đông hơn ép lên, sau đó đánh bọc hậu. Quân Minh thắng trận nhưng phải trả giá, binh sĩ bị tử trận nhiều.
Dù chiếm được Nguyệt Trường, nhưng quân Minh chẳng thể giữ được lâu. Trương Phụ đưa quân trở lại Giao Chỉ, áp dụng lại chính sách cai trị hà khắc khiến dân chúng bất mãn và hiểu rõ bộ mặt thật của quân Minh. Vì thế khi quân Minh nam tiến thì ở phía bắc các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, uy hiếp thành Đông Đô. Tình hình cấp bách khiến Trương Phụ phải bỏ dở cuộc nam tiến đưa quân rút trở về bảo vệ Đông Đô.
Lê Nhị người ở Thanh Oai cho quân khởi nghĩa, xưng là Long Hổ tướng quân Đại đô đốc chiếm huyện Từ Liêm, rồi cho 5.000 quân tiến đánh thành Đông Đô. May cho quân Minh là lúc này Trương Phụ dẫn quân chủ lực ở phương nam kéo về kịp lúc.
Do lực lượng quá chênh lệnh, Lê Nhị cùng 1.500 binh sĩ hy sinh, số quân còn lại phải rút đi.
Trương Phụ cho quân tiến đến phía đông bắc thành Đông Đô đánh nghĩa quân Ông Lão. Thấy quân chủ lực quân Minh dã về, Ông Lão cho quân rút lui, chia nhỏ đánh du kích khiến quân Minh bị thiệt hại và vất vả.
Phối hợp với các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, các tướng Đặng Dung và Nguyễn Súy dẫn quân đánh chiếm được Vân Đồn, cướp kho lương rồi phân phát cho dân chúng, động viên người dân dứng lên chống lại quân Minh.
Quân Minh phải vất vả đánh dẹp khắp các nơi, đến giữa năm 1412 mới ổn định. Tháng 7/1412, Trương Phụ lại đưa quân tiến đánh nhà Hậu Trần.
Tại Trường Yên (Ninh Bình ngày nay), quân Minh vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của vua Trùng Quang cùng các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị và Nguyễn Súy. Tuy nhiên trước tình thế đụng phải quân Minh đông và tinh nhuệ hơn, quân Hậu Trầ quyết định chia nhỏ quân ra đánh nhằm tiêu hao binh lực quân Minh rồi rút đi.
Kế hoạch của quân Hậu Trần gây nhiều khó khăn cho quân Minh, nhưng Trương Phụ vẫn kiên nhẫn tiến từng bước chậm chạp xuống phía nam.
Đầu tháng 9/1412, quân Minh đến được cửa biển Thần Phù. Đây là một vị trí hết sức quan trọng, nơi sông Đáy đổ ra biển, quân Minh phải tập trung ở đây để theo đường biển tiến đến Nghệ An. Quân Hậu Trần tập trung 400 chiến thuyền cùng vài nghìn bộ binh mai phục sẵn sàng chờ quân Minh tiến đến.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Sau hơn hai ngày gặp nạn, thi thể hai nạn nhân trên chiếc xe chở…
Tiếng đàn du dương của anh nhanh chóng thu hút sự chú ý của một…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử cựu cầu thủ bóng bầu dục…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố vào thứ Sáu (22/11) rằng ông…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng…
Kiev đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại "những…