Văn hóa không phải thuộc phạm trù có tính “cứng” mà nó thuộc phạm trù có tính “mềm”. Cho nên, chúng ta hiểu văn hóa không phải là đọc được nhiều sách, đi được nhiều nơi, trải qua nhiều sự việc, cũng không phải là có bằng cấp cao đến đâu.
Thành tích hoc tập, bằng cấp cao không phải yếu tố nói lên rằng người đó có văn hóa. Kỳ thực, trong cuộc sống có nhiều người dù thành tích cao nhưng nhân cách lại không hoàn thiện. Cho nên, người như vậy chưa thể là người thực sự có văn hóa. Vậy rốt cuộc, người như thế nào là thực sự có văn hóa?
Giáo dưỡng chính là bồi dưỡng văn hoá đạo đức. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của người có văn hóa. Lịch sự, nhã nhặn, ôn tồn, lễ độ… những từ này trong thời xưa đều là dùng để chỉ người đọc sách, người có văn hóa. Bởi vì nền tảng giáo dục của người xưa là những tác phẩm kinh điển mà khi đọc xong sẽ có tác dụng xây dựng nhân cách của con người. Giáo dục thời xưa coi trọng tu thân khác với giáo dục ngày nay coi trọng hiệu quả thực tế.
Mặc dù giáo dục hiện tại coi trọng phương diện hiệu quả thực tế và công dụng. Nhưng, nếu như một người đọc rất nhiều sách, học rất nhiều năm mà ngay cả lễ nghĩa làm người tối thiểu cũng không biết thì như vậy chỉ có thể nói nhân cách của người đó chưa hoàn thiện. Nếu như giáo dưỡng đã bị lệch thì sau khi nhân cách hình thành rồi, sẽ càng ngày càng lệch xa hơn. Người đó sẽ gây ảnh hưởng, tổn hại cho người khác và xã hội càng ngày càng lớn, nói gì đến có văn hóa?
Bản chất của giáo dưỡng tốt là giáo dưỡng một người có nhân cách nhã nhặn, ôn hòa (khí hòa). Khí hòa mà lại có sắc mặt vui tươi thì tất sẽ nhẹ nhàng mà bao dung. Người khí hòa thì nhất định sống nội tâm, căn bản sẽ không có ý nghĩ xâm phạm, làm ảnh hưởng đến người khác.
Một người không có giáo dưỡng thì trong lòng sẽ luôn thấy bất bình, khí cũng bất hòa. Người mà khí bất hòa, thì luôn tìm cách giày vò người khác nếu không thì toàn thân sẽ không dễ chịu thoải mái. Người khuyết thiếu giáo dưỡng, khí cơ của toàn thân không chỉ hỗn loạn mà còn ảnh hưởng đến người khác. Từ đó khiến người khác có một cảm giác bị xâm phạm, không dễ chịu mà cảm thấy chán ghét tiếp xúc.
Khí độ là phong thái, khí phách, đây là phẩm chất tăng lên một cảnh giới so với giáo dưỡng. Ngay thẳng chính trực, ngẩng cao đầu, hiên ngang, phong độ, xuất sắc… những từ này đều dùng để miêu tả một người có văn hóa, toàn thân phát ra khí chất.
Đã bình tĩnh mà lại nội tâm và hòa khí thì sẽ tiếp tục thăng hoa, tiếp tục tích lũy. Khi tiếp tục thăng hoa lên, khí chất này thậm chí có thể xuyên thấu thân thể mà tản mát ra thần thái và hào quang, khiến người khác cảm nhận thấy người này khí độ phi phàm. Phẩm chất đặc biệt này không phải có thể giả trang mà ra được, cũng không phải có thể diễn xuất được. Chúng chỉ có thể đến với người hàng ngày tích lũy và tu dưỡng.
Người hiện đại không chú trọng tu dưỡng thân tâm mà cho rằng khí độ là khi lái xe sang hơn người khác, ăn mặc đẹp hơn người khác, có điều kiện hơn người khác, bước vào nhà hàng đắt tiền sang trọng hơn… Kỳ thực đây đều không phải thể hiện là người có khí độ, trái lại, thông thường người càng phải “tô điểm” cho bên ngoài nhiều thì “giá trị bên trong” lại càng thấp.
Một người có khí độ phi phàm sẽ luôn dùng hòa khí để đi đối xử với người khác. Bởi vì bên trong thân và tâm người này có chính khí tích lũy cho nên đối với người khác sẽ tràn ngập sự thân mật và nhiệt tình. Nên người như thế này đa phần đều là người có lòng nhiệt tình, nhiệt tâm.
Chân thực nhiệt tình, đối xử với mọi người chân thành, có phong thái của người quân tử… là những lời miêu tả về người này. Sự quan tâm, chăm sóc của họ không phải là từ tư tưởng giáo dục phẩm đức mà ra, cũng không phải là sự hun đúc của đạo đức xã hội mà ra. Mà là khi một người có khí hòa, thần định, bình tĩnh, thật thà, khí tiết chính trực thì anh ta sẽ tự nhiên quan tâm, để ý đến người khác.
Một người có lòng quan tâm đối với xã hội, đối với thế giới, đối với người khác thì sẽ thăng hoa lên cảnh giới cao nhất, chính là sinh ra khát vọng, hoài bão rộng lớn. Đây cũng là điều tự nhiên sinh ra.
Một người có chí hướng và khát vọng rộng lớn hay không kỳ thực, cũng là từng bước từng bước thăng hoa đến. Nó không giống với khát vọng được xuất phát ra từ lợi ích hay sự hối thúc của yếu tố bên ngoài.
Người đàn ông tích lũy được “tinh, khí, thần” (ba báu vật của con người) thì đến một ngày sẽ giống như “hằng tinh” – vì sao tự phát sáng vậy. Anh ta sẽ không chỉ chiếu sáng ánh hào quang lên mình mà còn chiếu rọi người khác và chiếu rọi toàn xã hội.
Có văn hóa, rốt cuộc có bao nhiêu trọng yếu? Giáo dưỡng, khí độ, quan tâm, khát vọng là những bậc cảnh giới của văn hóa, những cảnh giới này tự động thăng hoa thành một con đường thông suốt.
Như vậy với những cảnh giới này, văn hóa có thể khiến một người từ bình thường trở thành “sao sáng.” Nó có thể khiến người dung tục thành người nho nhã. Nó khiến người ngu dốt thành người hiểu biết. Nó khiến người nông cạn thành người sâu sắc. Nó khiến người hèn yếu thành người vĩ đại…. Do đó, có thể khẳng định, có văn hóa đối với một người đàn ông là vô cùng quan trọng, là điều nhất định cần tu dưỡng.
An Hòa (dịch và t/h)
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…