Những năm đầu tiên của thế kỷ 19, châu Âu đứng trước nguy cơ bị chinh phục bởi một thiên tài quân sự người Pháp là Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên đà chiến thắng của Napoleon đã bị chặn đứng ở nước Nga, bởi tại đây Napoleon gặp phải một thiên tài khác có thể đánh bại đội quân nước Pháp.
Đầu thế kỷ 19, Napoleon dẫn quân chinh phục châu Âu, đánh đâu thắng đó. Nước Anh đứng trước nguy cơ bị tấn công đã thuyết phục được Nga và Áo cùng thành lập liên minh thứ ba chống Pháp.
Tuy nhiên quân Pháp tấn công quân Anh, rồi đánh bại quân Áo trong chiên dịch Ulm, sau đó đánh bại liên quân Nga – Áo trong trận Austerlitz nổi tiếng.
Tháng 6/1812, Napoleon huy động đại quân 64 vạn tiến đánh nước Nga, trong đó quân Pháp có 30 vạn và các nước chư hầu là 34 vạn.
Quân Nga yếu thế buộc phải rút lui trên toàn mặt trận. Họ lâm vào tình huống bị đánh bại hoàn toàn, các tướng chỉ huy quân đội bối rối không đưa ra được một kế hoạch chu toàn để đối phó quân Pháp.
Lúc này quân Nga mới nhớ đến Mikhail Kutuzov, vị tướng chỉ huy chột mắt đầy can đảm và mưu lược. Năm 1774 Kutuzov tham gia trận đánh với quân Thổ và bị trúng đạn khiến mất đi con mắt bên phải. Trước đó Mikhail Kutuzov từng giữ chức tư lệnh quân Nga tham dự trận Austerlitz giữa liên quân Nga – Áo và quân Pháp. Tuy nhiên do Nga Hoàng không nghe lời ông nên liên quân thảm bại. Kutuzov bị cách chức để làm Thống đốc quân sự tỉnh Kiev, sau đó là chỉ huy lực lượng dân quân ở Petersburg và Moskva.
Đứng trước 64 vạn quân Pháp đang tiến đánh, các tướng lĩnh nhất mực ủng hộ đưa Kutuzov lên giữ chức Tổng tư lệnh quân đội.
Nga Hoàng dù không ưa Kutuzov nhưng đứng trước sức ép từ quân đội và người dân, đã phải đồng ý để Kutuzov làm Tổng tư lệnh quân đội đối phó với quân Pháp. Tuy nhiên Nga Hoàng cũng đồng thời cho một cận thần giữ chức Tham mưu trưởng nhằm giám sát Kutuzov, nếu phát hiện Kutuzov có lỗi gì sẽ lấy cớ hạ bệ ngay. Do đó Kutuzov giữ chức Tổng tư lệnh trong khi gặp phải sự chống đối bởi các tướng và sĩ quan do Nga Hoàng che chở.
Trước tình thế quân Pháp đang tiến mạnh, Kutuzov quyết định tiếp tục cho quân rút lui đến làng Borodino ở ngoại ô Moskva thì tập trung quân lại quyết đánh một trận với quân Pháp.
Lúc này quân Pháp đã tiến sâu vào nước Nga trong hoàn cảnh thiếu thốn lương thực và nhu yếu phẩm, tuyến tiếp tế của quân Pháp bị quá tải. Khi quân Pháp đến Borodino thì chỉ còn 16 vạn quân, số quân còn lại do kiệt sức nên không theo kịp, hoặc bị chết đói hay bệnh tật.
Lúc này quân Nga liên tục phải rút lui, tinh thần binh sĩ rất kém, nên việc có một trận thắng là rất quan trọng nhằm kích lệ tinh thần binh sĩ. Kutuzov dàn quân tại làng Borodino, chặn con đường vào Moskva.
Quân Pháp có 16 vạn quân cùng 587 khẩu pháo các loại; quân Nga có 13 vạn quân với 640 khẩu pháo. Đến thời điểm này quân Nga liên tục phải rút lui nên Napoleon nghĩ sẽ dễ dàng tiến vào Moskva và giành chiến thắng, khiến người Nga phải thần phục, mà không biết về tinh thần chiến đấu của quân Nga.
5 giờ sáng ngày 7/9/1812, trận Borodino lịch sử bắt đầu. Quân Pháp tấn công thẳng vào phía phải quân Nga với ý đồ khiến quân Nga tập trung quân sang phòng thủ cánh phải. Sau đó quân Pháp mới thật sự tiến đánh cái trái và trung tâm quân Nga, cụ thể là trận địa pháo Raievsky, dồn ép quân Nga về phía sông Kolocha để tiêu diệt.
Quân Nga chống trả rất ngoan cường các đợt tấn công của quân Pháp. Pháp chiếm được thôn Borodino nhưng không sao tiến tiếp được trước sự chống của người Nga. Kế hoạch lôi kéo quân Nga sang sườn bên phải cũng không thực hiện được.
Quân Pháp huy động đợt tấn công thứ 2 vào tất cả các vị trí quân Nga và chiếm được một số khu vực, nhưng sau đó quân Nga phản công và lấy lại được các vị trí này.
Đến 8 giờ quân Pháp tổ chức tấn công lần 3, nhưng bị chặn lại ở tất cả các mặt trận. Tuy nhiên những cố gắng của quân Pháp đã có kết quả khi họ chiếm được thôn Utisa. Điều này đã khích lệ thêm tinh thần cho quân Pháp.
Để giành chiến thắng, Napoleon cho quân tấn công trận địa pháo Raievsky, nơi tập trung hỏa lực pháo của quân Nga. Chính vì tính trọng yếu của vị trí này mà hai bên đã chiến đấu rất quyết liệt trên từng tấc đất.
Đến lần tấn công thứ 6, Napoleon tập trung 45.000 quân cùng 100 khẩu kháo; nhưng quân Nga với 15.000 quân cùng 200 khẩu pháo đặt tại đây đã kháng cự quyết liệt. Trong lần tấn công này, công sự quân Nga bị san bằng, hơn một nửa số pháo bị tiêu diệt, nhưng người Nga vẫn kháng cự đến cùng. Những đợt tấn công sau đó của quân Pháp đã giúp họ chiếm được phía tây thôn Semenovski. Trận địa pháo của Raievsky đã ở trước mặt quân Pháp.
Napoleon tung hết các lực lượng dự bị tấn công và cũng cân nhắc việc có nên đưa tiếp đội cận vệ của mình tham gia tấn công hay không.
Trước tình thế đó, Kutuzov đã quyết định phản công. Kỵ binh Nga tấn công đánh vào cánh trái quân Pháp, đồng thời đội kỵ binh Kazak tấn công đoàn xe vận tải của đối phương.
Kỵ binh Nga chọc thủng phòng tuyến quân Pháp khiến hậu phương quân Pháp hoảng loạn, điều này khiến Napoleon không dám đưa đội cận vệ của mình tấn công, mà huy động quân từ nơi khác tham gia tấn công vào trận địa pháo của Raievsky.
Kutuzov cũng huy động quân dự bị và sư đoàn 24 của tướng Likhatrov đến tăng cường cho phía trung tâm và cánh trái.
14 giờ chiều Napoleon bổ sung thêm lực lượng dự bị cuối cùng và lệnh tấn công. Sư đoàn 24 của quân Nga dũng cảm chống trả nhưng quân Pháp ngày càng áp đảo và tiến đến rất gần khiến pháo binh của Nga không thể bắn.
Quân Pháp đến sát quân Nga và cuộc giáp lá cà đã diễn ra, quân Nga quyết chiến đến hơi thở cuối cùng. Tướng Likhatrov động viên binh sĩ: “Anh em ơi, phía sau là Moskva”. Đến 15 giờ 30 khi tướng Likhatrov cùng người lính cuối cùng của sư đoàn 24 quân Nga ngã xuống thì quân Pháp mới chiếm được trận địa pháo Raievsky. Quân Pháp dù chiến thắng nhưng bị thiệt hại rất nhiều binh sĩ.
Quân Nga dù mất trận địa pháo Raievsky nhưng vẫn giữ vững các vị trí phòng thủ khác, trong khi đó các cuộc tấn công của quân Pháp đã khiến họ bị tiêu hao rất nhiều quân. Lúc này quân Nga phản công, khiến Napoleon phải rút quân trở về vị trí xuất phát, quân Nga cũng lấy lại được các vị trí đã mất.
Đến 18 giờ cùng ngày Kutuzov tuyên bố nước Nga đã chiến thắng trong sự tung hô của binh sĩ. Cuộc chiến Borodino giúp quân Nga lấy lại được tinh thần sau những cuộc rút lui liên tục, tinh thần cùng sự tự tin của quân Nga dâng lên rất cao. Đó cũng chính là mục tiêu mà Kutuzov muốn có được.
Trận Borodino chỉ diễn ra trong 1 ngày và được xem là trận đánh lớn trong lịch sử. Kết thúc trận này quân Pháp bị mất 28.000 quân, trong khi đó quân Nga bị mất 45.000 người. Cứ mỗi giờ trôi qua, hai bên có 8.500 binh sĩ bị chết và bị thương, điều này nói lên tính khốc liệt của trận đánh này.
Lúc này Kutuzov hiểu rằng quân Pháp dù thiệt hạ nhiều nhưng sẽ rất mạo hiểm nếu đánh đến cùng với quân Pháp, vì nếu đánh đến người cuối cùng thì cũng tương đương với việc mất nước. Kutuzov quyết định rút lui khỏi Moskva. Đây là một quyết định hết sức dũng cảm lúc bấy giờ.
Tại cuộc họp Hội đồng quân sự Nga, Kutuzov đã có một quyết định nổi tiếng lịch sử: “Bỏ Moskva và ra lệnh lui quân để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị phản công, đánh đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi nước Nga”.
Kutuzov quyết định biến Moskva thành “vườn không nhà trống”. Cuộc rút lui này đã khiến Kutuzov phải đương đầu với mọi chỉ trích của Nga Hoàng và những người không ưa ông.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…