Văn Hóa

Tinh thần xả thân vì đạo nghĩa của người xưa

Người xưa coi trọng đạo nghĩa, cho rằng: “Người quân tử đặt nghĩa lên hàng đầu”. Nghĩa là đạo nghĩa, chính nghĩa, công nghĩa, những hành vi thủ vững giá trị phổ quát thì được gọi là nghĩa hành. “Trung hiếu tiết nghĩa” là giá trị cốt lõi trong văn hóa truyền thống, cũng là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức của một người. Những người “trung hiếu tiết nghĩa” cho dù không thành công, không có sự nghiệp hiển hách thì vẫn được mọi người tôn sùng kính trọng và được sử sách lưu danh thiên cổ.

(Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Sách “Sử ký” chép rằng vào thời nhà Chu, ở nước Tề có một người tài đức tên là Vương Xúc, vì khuyên Tề Mẫn Vương không được nên lui về sống ẩn cư ở đất Hoạch. Khi quân Yên tấn công nước Tề, thế thắng như trẻ tre, sắp diệt Tề, có lệnh rằng “xung quanh đất Hoạch ba mươi dặm không ai được vào”. Làm thế là vì có Vương Xúc. Sau đó quân Yên sai người nói với Vương Xúc: “Người Tề quý trọng phẩm hạnh của ông, ta cho ông làm Tể tướng, phong cho ấp vạn nhà”.

Vương Xúc cố từ. Người Yên lại nói: “Ông không nghe, ta xẽ đem quân giết sạch cả ấp Hoạch”.

Vương Xúc nói: “Trung thần không thờ hai vua, gái trinh không lấy hai chồng. Vua Tề không nghe lời can ngăn của ta, cho nên ta rút lui mà cày ở nơi đồng nội. Nay nước đã mất, ta không thể còn. Các người lại lấy binh lực ép ta, thế là giúp Kiệt làm việc bạo ngược. Sống mà không có nghĩa, không bằng chết bị nấu”.

Nói rồi Vương Xúc bèn tự sát.

Các quan đại phu nước Tề nghe tin ấy, nói: “Vương Xúc là kẻ áo vải mà còn theo nghĩa không thờ Yên, huống những người làm quan ăn lộc sao!”.

Do đó sau khi Điền Đan cứu nước Tề khỏi bị diệt trong gang tấc, đánh đuổi quân Yên, các quan đại phu nước Tề lại cố công tìm trong dân gian, cuối cùng tìm thấy con của vua Tề lẩn trốn, bèn lập làm vua mới.

Một câu chuyện khác được ghi chép trong “Sử ký” là về Lỗ Trọng Liên người nước Tề và Lý Đồng người nước Triệu.

Lỗ Trọng Liên tính tình không chịu gò bó câu thúc, suốt đời ở ẩn không ra làm quan. Khi Lỗ Trọng Liên sang Triệu, gặp lúc nước Tần vây Triệu rất gấp ở Hàm Đan, Triệu có nguy cơ bị diệt.

Bấy giờ các nước đều lưỡng lự không muốn cứu. Ngụy vương còn phái người đến gặp Bình Nguyên Quân của nước Ngụy để chuyển lời thuyết phục Triệu vương nên tôn phụng Tần vương. Lỗ Trọng Liên bấy giờ có mặt, biết Tần hung bạo, bèn đứng lên đại nghĩa nói với sứ nước Ngụy rằng: “Nếu Tần xưng đế thì Liên này sẽ nhảy xuống biển mà chết thôi”. Sứ Ngụy thấy khó, bèn lui đi.

Bấy giờ nước Ngụy đã thuyết phục được Sở sai quân sang cứu, Tín Lăng Quân cũng giả mệnh vua Ngụy, lấy quân Ngụy đến cứu Triệu. Tuy nhiên hai cánh quân này đều chưa tới. Có người coi trạm ở Hàm Đan là Lý Đồng xin gặp Bình Nguyên Quân, nói:

“Dân thành Hàm Đan lấy xương người chết mà nấu củi, đổi con cho nhau để ăn, tình thế nguy ngập lắm rồi, thế mà hậu cung của ngài có đến hàng trăm người, tỳ thiếp thì mặc lụa là, gạo thịt thì thừa mứa. Trái lại, dân áo ngắn không được lành, tấm cám không có đủ mà ăn. Dân nguy khốn, binh khí hết, có người đẽo gỗ làm dáo, làm tên. Trái lại, đồ dùng chuông khánh của ngài vẫn như xưa. Nếu Tần phá nước Triệu thì ngài làm sao có được những đồ ấy? Nếu nước Triệu còn, ngài lo gì không có? Nay ngài có thể khiến từ phu nhân trở xuống đều ghi tên vào hàng ngũ sĩ tốt, chia việc mà làm, đem tất cả của cải trong nhà ra phân tán để nuôi quân sĩ. Quân sĩ đang trong lúc nguy khốn thì họ dễ cảm thấy ân đức của ngài.”

Bình Nguyên Quân nghe theo, có được ba ngàn quân cảm tử. Lý Đồng dẫn ba ngàn người này đánh lui quân Tần ba mươi dặm. Lý Đồng chết trận, nhưng đã giúp nước Triệu có đủ thời gian chờ quân Sở và quân Ngụy đến cứu. Quân Tần đành phải rút đi.

Khi Triệu được giải vây, Bình Nguyên Quân muốn đem ngàn vàng dâng tặng Lỗ Trọng Liên, lại muốn phong chức. Lỗ Trọng Liên đều từ chối, cười nói: “Cái quý trong thiên hạ đối với kẻ sĩ là vì người cứu nạn, không nghĩ đến chuyện của biếu xén như việc con buôn.”

Sách “Bát đức tu tri” cũng ghi chép lại chuyện Vương Tu vào cuối thời Đông Hán. Ông giữ chức Biệt giá cho Viên Đàm. Thấy anh em Viên Đàm thường xuyên bất hòa, Vương Tu đã khuyên Viên Đàm nên hòa mục với anh em, ông nói: “Anh em đánh nhau qua lại, là đạo của bại vong đấy.” Viên Đàm dù biết lòng trung nghĩa của Vương Tu nhưng không chịu nghe lời khuyên.

Về sau, Viên Đàm bị Tào Tháo giết. Tào Tháo treo đầu của Viên Đàm ở cổng thành và hạ lệnh: “Ai dám đến than khóc, sẽ giết chết cả vợ con”.

Vương Tu nói: “Sống nhận mệnh vời, chết không dám khóc, trái nghĩa vậy. Sợ chết quên nghĩa, sao đứng trên đời?” rồi đến dưới đầu của Đàm mà khóc, khiến ba quân thương xót. Quân chánh đề nghị trị tội của họ, Tào Tháo nói: “Nghĩa sĩ đấy!” rồi tha cho họ.

Vương Tu lại đến gặp Tào Tháo, xin thu nhặt thây của Đàm để chôn cất. Tào Tháo muốn xem ý của ông, im lặng không trả lời. Vương Tu lại nói: “Chịu ơn dày của họ Viên, nếu được thu liệm thây của Đàm, về sau chịu tội chết, chẳng hận gì nữa.” Tào Tháo khen Vương Tu có nghĩa, bèn đồng ý.

Vương Tu sau này làm quan cho Tào Tháo, vẫn luôn giữ nghĩa khí như vậy, cứu người đáng cứu, thưởng phạt rõ ràng, được trăm họ khen ngợi.

Theo Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Trình Thật
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nhà sản xuất búp bê Barbie đẩy nhanh việc rút khỏi Trung Quốc

Mattel - nhà sản xuất búp bê Barbie và bộ bài UNO, công ty đồ…

5 giờ ago

NHTW Trung Quốc công bố 10 biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đối mặt với thuế quan Hoa Kỳ

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giảm chi phí vay, tăng cường thanh…

7 giờ ago

Châu Âu cân nhắc cấm hoàn toàn khí đốt Nga

EU dự trù sẽ đề xuất một đạo luật nhằm loại bỏ dần dần toàn…

9 giờ ago

Thư viện 300 năm tuổi tuyệt đẹp sử dụng dơi để diệt trừ sâu bọ phá hoại sách

Vào ban ngày, chúng gập đôi cánh da, treo mình cao trên xà nhà bằng…

9 giờ ago

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho phép loại quân nhân chuyển giới khỏi quân đội

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba (6/5) đã trao cho Tổng thống…

9 giờ ago

Ngôi trường bị sập vữa trần trong lớp: Bảng đã ‘rụng’ trước khi vữa rơi

Trước khi xảy ra sự cố sập vữa trần trong lớp khiến một học sinh…

10 giờ ago