Ở Việt Nam nơi người ta đọc rất ít sách và không có truyền thống đọc-viết lâu đời, thật trớ trêu rất nhiều người lại lo sợ việc đọc sách sẽ biến người ta thành “mọt sách”.
Tuy nhiên, nếu ta hỏi lại những người lo sợ đó rằng “Những người mọt sách đó là ai? Họ đang ở đâu? Hãy chỉ cho tôi tới gặp họ” thì họ sẽ lúng túng.
Quả thật, trên thực tế, kể cả trong lịch sử lẫn đương đại, tìm được một con mọt sách ở Việt Nam rất hiếm. Khổ quá! Thời gian phần lớn dành cho mưu sinh, cãi cọ từ gia đình tới hành xóm, họ hàng, cơ quan rồi xã hội, ăn nhậu tơi bời bất kể ngày đêm, rồi thì ủ mưu, tính kế, đấu đá, tranh giành… thời gian đâu mà đọc sách để thành mọt sách? Mỗi người chỉ có 24 tiếng mỗi ngày và thời gian cuộc đời hữu hạn. Một khi đã dành năng lượng và thời gian cho vô số việc không tên kia, người ta lấy đâu ra thời gian và sức lực mà đọc sách?
Thực tế, những người đọc nhiều sách – tức là các mọt sách ở Việt Nam đều là những người rất ghê gớm: Lê Quý Đôn, Chu Văn An, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Trãi, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…
Đừng bao giờ lầm những người suốt ngày, suốt cuộc đời chỉ đọc sách giáo khoa, giáo trình hay sách phục vụ thuần túy một lĩnh vực rất hẹp trong chuyên môn là mọt sách!
Ngoài nỗi sợ bị biến thành mọt sách, người Việt lại hay mắc lỗi tư duy khi muốn phủ nhận tác dụng của việc đọc sách bằng cách dẫn ra những cá nhân “đọc nhiều sách nhưng không thành công”.
Người đọc sách cũng là một con người bình thường như bất cứ ai. Khi là một con người họ đương nhiên cũng đối mặt với tất cả các vấn đề thuộc về con người. Họ có thể thành công hoặc thất bại. Họ cũng có thể xấu hoặc tốt ở nhiều phương diện.
Thực tế cũng có nhiều người đọc sách nhưng thất bại trong sự nghiệp hoặc cuộc sống (có thể nhiều khi cái thất bại đó thuần túy là do góc nhìn của người đời).
Nhưng nếu không nhìn vào từng cá nhân đơn lẻ, nhỏ bé mà nhìn vào một cộng đồng 10, 20, 30, 1000, 1 triệu, 1 tỉ người thì sao.
Chắc chắn rằng 1000 cá nhân đọc sách sẽ hơn hẳn 1000 cá nhân mù đọc, lười đọc về nhiều phương diện. Nếu so sánh một địa phương, một quốc gia-dân tộc thì rõ ràng, đúng như nhà văn nào đó đã nói, một dân tộc không đọc sách là dân tộc không có tương lai.
Vậy nên, muốn tiến bộ đừng nhìn bằng con mắt hẹp hòi hay thiển cẩn.
Hãy nhìn xa và ngẫm nghĩ.
P.s. Nhìn vào hiện trạng ngổn ngang của nông thôn hiện tại, tôi cũng mạnh dạn cho rằng trong 30 năm tới, dòng họ nào, gia đình nào nuôi dưỡng hun đúc được một nền tảng, truyền thống, thói quen văn hóa với nghệ thuật, văn hóa đọc, học thuật… gia đình, dòng họ đó sẽ hưng thịnh và phát triển. Ngược lại dòng họ nào chỉ biết dựa vào đất đai và đuổi theo danh vọng phù du, sẽ lụi tàn. Cái này được chứng minh rất rõ trong lịch sử Đông Tây từ cổ chí kim và ai thông minh trên mức trung bình đều có thể nhìn ra.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
Mời xem video:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…