Vài nét về tục lệ rung chuông chùa của người xưa

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa. Vậy ý nghĩa của tiếng chuông là gì?

(Ảnh: Picture Partners, Shutterstock)

Trong tác phẩm “Phong kiều dạ bạc”, thi nhân Trương Kế triều nhà Đường viết:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch nghĩa:

Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời,
Cây phong bên sông cùng đèn thuyền đang buồn ngủ.
Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến tai thuyền khách.

Đây là những vần thơ nổi tiếng về tiếng chuông chùa, lưu truyền ngàn năm. Chùa Hàn Sơn cũng bởi vậy mà vang danh thiên hạ.

Không chỉ tiếng chuông chùa Hàn Sơn là ngân vang mãi, làm rung động lòng người, mà tiếng chuông trong các ngôi chùa cổ thời xưa dường như đều như vậy. Từ ngàn đời nay, chuông là một bảo vật của chùa, vừa trang trọng lại vừa vững chãi bình yên, đoan chính mà an tường. Chuông được xưng là “pháp khí”.

Tương truyền rằng phong tục rung chuông trong chùa ra đời vào thời Lương Vũ Đế. Ông từng thỉnh giáo cao tăng Bảo Chí rằng: “Làm thế nào mới có thể khiến linh hồn thoát khỏi nỗi khổ trong địa ngục?”

Cao tăng Bảo Chí trả lời: “Những đau khổ không thể nhất thời mà biến mất hết được. Nhưng nếu có thể nghe được tiếng chuông rung vang thì những đau khổ có thể tạm thời dừng lại”. Vì thế, Lương Vũ Đế đã hạ chiếu lệnh cho các chùa hàng ngày đều phải rung chuông.

Tương truyền vào thời kỳ Nam triều, ở kinh thành có gần 500 chùa, mà chùa nào cũng đều có chuông. Cuối cùng đến thời đại nhà Đường trở về sau thì kỹ nghệ đúc chuông đã có một bước tiến lớn, sản phẩm đúc tinh xảo, tạo dáng đặc biệt xuất hiện hàng loạt. Trong các triều đại sau này, chuông có mặt khắp nơi trong nước, thế là xuất hiện câu nói: “Có chùa tất có chuông, không chuông tức là không có chùa”. Chuông và chùa đã là hai điều gắn liền với nhau trong tâm thức của mọi người.

Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo. Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Dựa vào công dụng mà chuông chùa được chia thành hai loại là “Phạm chung” “Hoán chung”.

Phạm chung còn được gọi là Đại chung, Chàng chung, Hồng chung, Kình chung. Loại chuông này được treo trong lầu chuông, dùng để triệu tập mọi người, hoặc là để báo giờ giấc sớm tối trong ngày.

Hoán chung còn được gọi là Bán chung, Tiểu chung. Loại chuông này được treo ở một góc Phật đường, dùng để thông báo Pháp hội bắt đầu làm việc, vì lý do đó còn được gọi là Hành sự chung.

Trong “Bách trượng thanh quy – Pháp khí” viết rằng: “Chuông lớn cũng đóng vai trò ra hiệu lệnh. Được gõ vào sáng sớm, phá tan màn đêm, đánh thức người ta dậy. Chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm, khai thông những nơi tăm tối”. Bất kể là để triệu tập sư tăng lên điện, tụng kinh làm lễ, còn là thường ngày khi thức dậy, ngủ, ăn cơm đều dùng chuông để làm hiệu lệnh.

Thời cổ, chùa chiền rung chuông lúc sớm hay tối đều là 108 tiếng mới dừng. Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhanh sau chậm, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần phải nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông ban đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, khi tĩnh tại sau một ngày thì cần xua tan những điều xấu xa. Rung chậm 18 tiếng, sau lại rung nhanh 18 tiếng, hoặc ngược lại, cứ như vậy lặp lại 3 lần, tổng thành 108 tiếng thì dừng.

Vì sao mỗi lần rung chuông đều là 108 tiếng mới dừng? Có một số loại kiến giải như sau:

Loại kiến giải thứ nhất, số 9 là con số chỉ sự tốt lành, may mắn. 108 là bội số của 9, là tượng trưng cho “chí cao vô thượng”, cao nhất không gì cao hơn.

Loại kiến giải thứ hai, một số nhánh Phật giáo cho rằng con người sống là có 108 loại phiền não. Tiếng chuông rung vang 108 lần sẽ tạm thời giải trừ những phiền não nơi thế gian của con người. Phật châu cũng có 108 hạt, niệm kinh hay trì chú đều đủ 108 lần.

Ngoài ra còn có một loại kiến giải khác, đó là 108 mang ý nghĩa là một năm. Bởi vì một năm có 12 tháng, 24 tiết, 72 hậu. Tổng 12 tháng, 24 tiết và 72 hậu này là 108, tượng trưng cho hàng năm tuần hoàn không dừng, trời đất trường tồn, lâu dài. Giống như học giả triều Minh, Lang Anh đã viết: “Tiếng chuông, sớm chiều vang lên 108 tiếng mang ý nghĩa là một năm. Một năm là 12 tháng, 21 tiếng và 72 hậu, đúng bằng số này.”

Cổ nhân còn có tập tục truyền thống “Rung chuông cầu phúc” vào đêm giao thừa. Trong “Bạch Hổ Thông Nghĩa”, Ban Cố triều nhà Hán viết: “Chuông có thể tụ hợp dương khí dưới đất, rung chuông có thể đem dương khí dưới đất xuất ra bồi bổ cho vạn vật”. Cho nên rung chuông vào đêm giao thừa, phiền não của con người có thể thuận theo tiếng du dương của chuông mà tan biến hết, chào đón một năm mới bình an, hạnh phúc.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời nghe radio:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago