• Việt Nam
  • Thế Giới
  • Trung Quốc
  • Kinh Tế
  • Sức Khỏe
  • Đời Sống
  • Khoa Học – Công Nghệ
  • Văn Hóa
  • Blog
  • Chuyên đề
  • Video
  • Podcast
All Rights ReservedView Non-AMP Version
  • Homepage
  • Văn Hóa
Categories: Nghệ thuật sốngVăn Hóa

Việc nhỏ không làm, sao có thể làm thành việc lớn?

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Con người hiện đại thường nóng vội, tham cái lợi trước mắt, khi gây dựng đại nghiệp, họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài. Họ luôn xem “việc nhỏ” là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn là từ việc nhỏ tích lũy mà thành. Văn hóa truyền thống đã để lại rất nhiều câu chuyện lịch sử minh chứng cho đạo lý “nước chảy đá mòn”.

Người xưa cho rằng “tiểu trung hữu đại”, trong cái nhỏ có cái lớn, giọt nước nhỏ không ngừng chảy xuống có thể làm mòn đá, ngọn lửa nhỏ đủ để đốt cháy cả đồng cỏ, việc nhỏ không nhịn sẽ làm loạn mưu lớn, mỗi ngày một việc tốt đủ để kết nhiều thiện duyên. Bất cứ “đại thiện” nào cũng cần tích lũy từ “tiểu thiện” mà thành. Không ai có thể một bước trở thành anh hùng, muốn thành đại sự thì cần bắt đầu làm từ việc nhỏ.

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Một nhà không quét sao có thể quét thiên hạ

Trong cuốn “Hậu Hán Thư” có ghi chép một điển cố “Một nhà không quét sao quét được thiên hạ” như thế này:

Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên luôn tự cho mình là siêu phàm, cho nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn.

Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy Trần Phiên sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói: “Vì sao không quét dọn nhà để tiếp đãi khách?”.

Trần Phiên trả lời: “Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo quét một nhà?”.

Tiết Cần liền lập tức hỏi ngược lại: “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”.

Trần Phiên không thể nói được lời nào nữa.

Hoài bão muốn “quét thiên hạ” của Trần Phiên là điều không sai, nhưng vấn đề nằm ở chỗ anh ta không ý thức được rằng việc “quét thiên hạ” chính là phải được bắt đầu từ “quét một nhà”. “Quét thiên hạ” bao hàm cả “quét một nhà”, cho nên nếu không “quét một nhà” thì tuyệt đối không thể thực hiện lý tưởng “quét thiên hạ” được.

Nếu như ngay cả việc nhỏ cũng không muốn làm, hỏi sao có thể làm nên sự nghiệp lớn được?

Trong “Khuyến học”, Tuân Tử cũng nói: “Không đi nửa bước thì không thể tới được ngàn dặm, không có những dòng chảy nhỏ thì không thể có biển rộng bao la.”

Trí huệ của các bậc thánh hiền thời xưa bảo cho chúng ta thấy rằng, cho dù là làm chuyện gì cũng không thể trong giây lát là xong, một bước là thành, không ai có thể biến mặt đất bằng phẳng thành ngôi nhà cao tầng trong chốc lát cả. Bởi vậy, chỉ có bắt đầu từ từng việc nhỏ, tích lũy từng chút từng chút một mà đi lên, cuối cùng mới có thể thành tựu một việc lớn.

Hành trình ngàn dặm, khởi đầu dưới bước chân

Câu thành ngữ “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ” (Đi ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân) xuất phát từ  Lão Tử. Lão Tử đã dùng rất nhiều ví dụ để nói lên rằng sự vật luôn phát triển từ nhỏ đến lớn. Ông nói: Cây to dùng hai tay mới ôm hết là từ cây non nhỏ bé sinh trưởng thành, đình cao chín tầng là được xây từ một mô đất mà thành, hành trình ngàn dặmcũng là được bắt đầu từ một bước chân.

Trong “Vi học” có kể một câu chuyện đáng suy ngẫm thế này:

Ở biên giới Tứ Xuyên có hai hòa thượng, một người nghèo khổ, còn một người thì giàu có. Khi vị hòa thượng nghèo nói muốn hành hương đến Nam Hải để lễ Phật, hòa thượng giàu nói: “Mấy năm nay ta luôn dự tính thuê một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông xuống Nam Hải, mà còn chưa thể thực hiện được, ông thì dựa vào gì mà đi chứ?”

Một năm sau, hòa thượng nghèo từ Nam Hải quay về, trong khi hòa thượng giàu vẫn chưa chuẩn bị xong chuyến đi. Hòa thượng nghèo kể rằng, trải qua một năm lặn lội đường xa, chỉ dựa vào một chiếc bình đựng nước và một cái bát để xin cơm bố thí, ông đã hoàn thành được tâm nguyện của mình. Hòa thượng giàu có nghe xong xấu hổ không nói nên lời.

Thời cổ đại có rất nhiều bậc học giả có học vấn uyên bác và tài hoa xuất chúng. Đây không phải là thành quả của một sớm một chiều, cũng không phải tài năng thiên phú mà thực tế, họ đã phải ngồi rách đệm cói hay mài mực thủng nghiên sắt, thì mới có thể học thành tài.

Bởi vậy, “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ” thể hiện ý chí của một người lập chí lập nghiệp, cần phải nhìn xa trông rộng, bắt đầu từ làm việc nhỏ, vừa không thể suy nghĩ viển vông, lại càng không thể chỉ nói lời khoác lác mà chỉ có không ngại gian khó, từng bước từng bước một thực hiện thì mới có thể hoàn thành được mơ ước của mình.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Cổ nhân giảng: Làm người trước, làm việc sau

Mời xem video:

An Hòa

Next Chuyện một người Pháp lên ngôi vua ở Tây Nguyên (Kỳ 1) »
Previous « Sự dối trá ngọt ngào
Published by
An Hòa
Tags: kiên nhẫntriết lý thành côngLão TửThành công
1 năm ago

    Related Post

  • Hậu duệ Hưng Đạo Vương: 9 đời Công, Hầu thời Lê Trung Hưng (P1)

    Hồ Quý Ly tìm diệt tôn thất nhà Trần khi cướp ngôi, khiến hoàng tộc…

  • Trần Quốc Lặc: Trạng nguyên đầu tiên của Hải Dương

    Làng Uông Hạ huyện Nam Sách tự hào là nơi xuất sinh Trần Quốc Lặc,…

  • Muốn trưởng thành không thể chỉ vui vẻ trẻ trung

    Nói chung, tuổi trẻ thì ồn ào ham vui nhưng ở một góc khác cũng…

  • Phạm Quý Thích: Vị tiến sĩ từ chối làm quan 3 triều đại, chăm lo dạy học

    Là sĩ phu nổi tiếng Bắc hà nhưng không gặp thời, ông lựa chọn từ…

  • Nguồn gốc danh vị Trạng nguyên ở nước ta

    Trong hệ thống khoa cử thì danh vị Trạng nguyên được xem là danh hiệu…

  • Hai vị Trạng nguyên chọn con đường tu luyện

    Thời nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, có những Trạng…

Recent Posts

  • Việt Nam

Hà Nội đề xuất chi 66,7 tỷ đồng cho kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

TP. Hà Nội trình HĐND phê duyệt 66,7 tỷ đồng cho các hoạt động kỷ…

5 giờ ago
  • Thế Giới

Tổng thống Trump: Ukraine cần tên lửa Patriot nếu ông Putin từ chối ngừng bắn

Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho biết vào thứ sáu (ngày 4 tháng 7) rằng…

7 giờ ago
  • Thời sự

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa lái drone cứu người được trao bằng khen

Với phản xạ nhanh, can đảm đưa thành công hai cháu bé vào bờ bằng…

7 giờ ago
  • Thế Giới

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

8 giờ ago
  • Thế Giới

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

8 giờ ago
  • Kinh Tế

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

10 giờ ago
  • Việt Nam
  • Thế Giới
  • Trung Quốc
  • Kinh Tế
  • Sức Khỏe
  • Đời Sống
  • Khoa Học – Công Nghệ
  • Văn Hóa
  • Blog
  • Chuyên đề
  • Video
  • Podcast
All Rights ReservedView Non-AMP Version
  • t