Trong hiện tượng thiên tai hiếm có và phức tạp như động đất, vẫn có những bí ẩn chưa hoàn toàn được tìm hiểu. Một trong số đó là ánh sáng, ánh chớp hay các vùng sáng xuất hiện trước và trong các cuộc động đất.
Sau trận động đất 8,1 độ richter ở Mexico vừa qua, nhiều video đã được tải lên mạng xã hội, ghi lại các vùng sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời:
Báo cáo về các ánh sáng khi động đất không phải là mới, nhưng chúng vẫn chưa được giới khoa học để tâm xem xét. “Đó không phải một hiện tượng địa chất quen thuộc,” nhà địa vật lý Robert Sanders của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trên trang Gizmodo. Tất nhiên, thu thập dữ liệu trong hoàn cảnh đó là gần như không thể, vì các trận động đất rất khó dự báo trước, nên thông tin có được đa phần chỉ là lời kể của nhân chứng.
Thực ra, các nhà khoa học đã báo cáo về các chớp sáng xuất hiện vào lúc động đất từ trước khi điện năng trở nên phổ biến. Trong một trận địa chấn 1888 ở New Zealand, giáo sư Hutton đã ghi nhận “sự xuất hiện ánh sáng ở bầu trời phía Đông,” nhưng ông vẫn khá thận trọng, và ghi rằng “tôi nhắc đến điều này, nhưng tôi không cho rằng chúng có liên quan theo cách nào đó tới trận động đất.” Khảo sát năm 1913 của Tập san Hội địa chấn học Hoa Kỳ cho rằng những ánh sáng này có thể là đến từ thiên thạch.
Tuy vậy, các bằng chứng video đã cho thấy thực sự có xuất hiện các chớp sáng này trong động đất. Một nghiên cứu nổi tiếng của tạp chí Seismological Research Letters đã xem lại 65 trận động đất trong quá khứ và tìm xem chúng có đặc điểm chung gì. Báo cáo cho biết “một số lượng lớn nhân chứng ở một số khu vực nhất định, cùng những vụ việc ở các vùng khác nhau trên thế giới kể về về hình dạng và màu sắc tương tự nhau (hình cầu, vùng sáng hình lửa), đây có thể xem như bằng chứng rằng ánh sáng động đất là hiện tượng có thật và phổ biến.”
>> Sinh vật màu trắng khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Philippines sau động đất (video)
Nhưng báo cáo trên không đưa ra lời giải thích. Trong thời hiện đại, có thể chỉ đơn giản là những ánh sáng đó đến từ các máy biến thể bị hư hại – như vụ nổ máy biến thế hồi bão Sandy ở New York đã gây ra chớp sáng lớn. Nhưng một nhóm khác lại cho rằng có khả năng sức ép lên vỏ của Trái Đất có thể tạo ra trường điện từ, đủ mạnh để gây tích điện trong không khí.
Leila Ertolahti, phó giáo sư ngành đại chất tại ĐH Farleigh Dickinson giải thích rằng, “Trong một số loại đá, sức ép có thể bẻ gãy những cặp nguyên tử oxy tích điện âm trong lòng đất, cho phép chúng bay lên bề mặt qua khe nứt đá dưới dạng dòng điện. Nếu có đủ nguyên tử, chúng có thể tích điện cho một khu vực không khí và tạo thành plasma, gây ra ánh sáng.”
Có rất nhiều cách giải thích ở ngoài kia, nhưng hiện tại chúng ta chỉ có thể chắc chắn về điều sau: ánh sáng nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong các cơn động đất. Chúng có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là do ảnh hưởng của động đất lên môi trường có sẵn, hoặc một hiện tượng nào đó vẫn chưa được hiểu rõ.
Khoa học không có tất cả các câu trả lời, nó chỉ là công cụ để đi tìm các câu trả lời. Và khi mặt đất đang rung chuyển dữ dội, có lẽ đa phần chúng ta sẽ ưu tiên vào việc bảo vệ con người hơn là chăm chú ngắm nhìn bầu trời.
Ngoài việc tạo ra các chớp sáng gây chú ý, trận động đất ở Mexico là mạnh nhất trong gần 100 năm qua ở đây, và là hiện tượng thiên tai lớn trong tuần này chỉ sau bão Irma. Với 8,1 độ richter, rung chuyển có được cảm nhận ở cách tâm chấn gần 1000 km, và số người thương vong vẫn đang gia tăng.
Theo Gizmodo, Futurism,
Phong Trần tổng hợp
Xem thêm:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…