Categories: Xã luậnBlog

Ai chịu trách nhiệm khi tuyến dưới chẩn đoán sai?

Một số bác sĩ tuyến trên, khi thấy tuyến dưới chẩn đoán hay xử trí sai, làm ầm lên, hoặc giải thích cho người bệnh theo kiểu đổ dầu vào lửa. Ít ai nghĩ rằng, trong một nền y tế phân tuyến, thì những sai sót của tuyến dưới chắc chắn có phần trách nhiệm của tuyến trên.

Tình trạng quá tải tại một phòng khám tại TP.HCM. Đám đông người bệnh đứng chờ nộp viện phí, ngày 9/7/2014. (Ảnh minh họa: xuanhuongho/Shutterstock)

Hồi đó, sếp tôi tự thân đi xuống các tỉnh, sử dụng các mối quan hệ cá nhân, vận động các tỉnh triển khai mổ chấn thương sọ não. Các tỉnh gởi bác sĩ lên học, sau đó chúng tôi về nằm ở các tỉnh giúp anh em triển khai đến khi mổ được. Có tỉnh mổ được, có tỉnh không. Lại đi vận động, lại thay nhau xuống tỉnh.

Khi các bác sĩ ở tỉnh mổ gặp sự cố, lại phải thay nhau xuống, vừa hỗ trợ xử trí, vừa trấn an người bệnh và gia đình họ. Mổ sọ não tỷ lệ tử vong cao, từ sếp đến lính lại phải ra sức thuyết phục cho lãnh đạo ở các tỉnh hiểu rằng, nếu không mổ ở tỉnh mà mang lên Sài gòn thì còn chết nhiều hơn nữa.

Mãi sau này, Bộ Y tế mới có chỉ thị 1816, yêu cầu các bệnh viện tuyến trên phải hỗ trợ nâng cao khả năng chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới. Nhiều kĩ thuật được các bệnh viện tuyến dưới thực hiện, mang lại lợi ích cho người bệnh. Trong đa số các chuyên ngành, mối quan hệ tuyến trên tuyến dưới rất tốt. Nhưng ở một số chuyên ngành mà lượng bệnh không nhiều, có thể mang lại nguồn lợi lớn cho bệnh viện và cá nhân các bác sĩ, tình hình lại không được sáng sủa lắm.

Một anh bạn giám đốc của một bệnh viện quận kể chuyện. Chỗ anh ấy nhận được chỉ đạo, trở thành vệ tinh cho một bệnh viện đầu ngành thành phố đang quá tải. Vậy là vay vốn xã hội hóa, sửa sang trang bị phòng mổ, trại bệnh ngon lành. Các bác sĩ tuyến trên về, đòi gì được nấy, vậy mà vẫn không chuyển bệnh về, dù bệnh viện ấy đang quá tải. Cũng chẳng thèm hỗ trợ khi bệnh viện có bệnh nhân thuộc chuyên khoa ấy, mà cứ đòi chuyển lên chỗ họ.

Anh bạn buồn rầu nói, rằng họ đâu có muốn giảm tải. Họ thu lợi từ sự quá tải. Họ trang bị nhiều thứ từ nguồn xã hội hóa. Họ vừa được tiếng là có trang thiết bị tốt, vừa được thu lời nhờ quá tải. Đã thế, khi tuyến dưới gặp sự cố, họ làm ầm ĩ lên, để chứng tỏ là họ giỏi, để bệnh nhân tập trung về chỗ họ.

Theo Facebook Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Xem thêm:

Võ Xuân Sơn

Published by
Võ Xuân Sơn

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago