Quân đội Nga đã tổn hại nặng nề ở Ukraine, liệu bối cảnh này có khiến quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm vị trí thứ 2 thế giới vốn thuộc về quân đội Nga? Tương quan lực lượng của Trung Quốc như thế nào so với Nga?
Cảnh ngày 18/9/2022 xe bọc thép của Nga bị phá hủy tại một ngôi làng gần thành phố Balakliya đông bắc Ukraine. Gần đây quân đội Ukraine đã phản công đẩy lùi quân đội Nga tại vùng này. (Nguồn: Sergey Bobok / AFP/Getty).
Số lượng trang bị khả dụng của quân đội Trung Quốc và Nga đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, ở một số khía cạnh chất lượng và hiệu suất cũng khác nhau, còn so sánh sức mạnh của khả năng chiến đấu thực tế dĩ nhiên khó hơn. Quân đội Nga đang chìm trong cuộc chiến trên bộ tại Ukraine, còn ĐCSTQ đang sẵn sàng cho trận chiến quy mô lớn trên biển, rõ ràng phương thức tác chiến tổng thể của hai trận chiến này là khác biệt.
Các lực lượng vũ trang thông thường của Nga đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Ukraine, nhưng về sức mạnh hạt nhân quân Nga vẫn còn nguyên vẹn.
Nga vẫn còn khoảng 6000 đầu đạn hạt nhân trong kho dự trữ và khoảng 1500 đầu đạn được triển khai trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng tên lửa Nga có khoảng 320 hệ thống xuyên lục địa có thể mang tới 1182 đầu đạn hạt nhân. Hải quân Nga có 11 tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược đang hoạt động có thể mang tối đa 176 tên lửa đạn đạo với tối đa 672 đầu đạn hạt nhân. Không quân Nga có 67 máy bay ném bom chiến lược có thể mang tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân hoặc bom hạt nhân với số lượng tổng cộng khoảng 200. Số đầu đạn hạt nhân tối đa có thể phóng ra từ những phương tiện này có thể tới 2100 đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol M của Nga trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hình ảnh ngày 9/5/2009. (Nguồn: Natalia Kolesnikova / AFP/Getty)
Nga vẫn là lực lượng hạt nhân lớn thứ 2 trên thế giới với kho dự trữ khoảng 6000 tên lửa hạt nhân, thậm chí còn vượt xa con số 5428 của Mỹ, chỉ là khả năng phản công hạt nhân của Nga yếu hơn Mỹ.
Ngoài việc nhắm vào Mỹ, vũ khí hạt nhân của Nga còn nhằm vào các nước lớn ở châu Âu và Nhật Bản, nhưng họ cũng phải đề phòng ĐCSTQ và Triều Tiên.
Số lượng đầu đạn hạt nhân mà ĐCSTQ sở hữu đã tăng lên khoảng 350, đứng thứ 3 trên thế giới; tiếp theo là Pháp với khoảng 290, Anh với khoảng 225, Pakistan với khoảng 165, Ấn Độ với khoảng 160, Israel với khoảng 90, và Triều Tiên với khoảng 20.
Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chủ yếu là tên lửa đạn đạo trên đất liền với tổng số khoảng 106 tên lửa bao gồm: khoảng 62 loại Dongfeng (DF)-31/A/AG, khoảng 24 loại DF-41 và 20 loại DF-5/A/B; trong tổng số 350 đầu đạn hạt nhân thì đa số đã được bố trí sẵn sàng, ước tính vào khoảng 250. Một số tên lửa tầm trung của ĐCSTQ cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân. DF-26 với tầm bắn lớn nhất có thể vươn tới đảo Guam chưa thể đe dọa được nước Mỹ, nhưng có thể nhắm vào Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên và Pakistan.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31AG của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh được tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hình ảnh vào ngày 1/10/2019. (Greg Baker/AFP/Getty)
Trung Quốc có 7 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược, bao gồm 4 chiếc loại 094A, 2 chiếc loại 094 và 1 chiếc loại 092, mang tổng cộng 84 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Julang-2 với tầm bắn tối đa 8000 km không thể vào Thái Bình Dương và đe dọa lục địa Mỹ.
Trung Quốc có 104 máy bay ném bom H-6K/N có thể mang bom hạt nhân, nhưng tầm xa hoạt động giới hạn, trên lý thuyết chỉ có thể đe dọa đảo Guam.
Tóm lại về vấn đề này, so với Nga thì Trung Quốc vẫn chưa thực sự hình thành bộ ba năng lực tấn công hạt nhân (tên lửa – tàu ngầm – máy bay), và có thể trong một thời gian dài nữa cũng khó bắt kịp Nga. Nga sẽ không chuyển giao công nghệ vũ khí hạt nhân cho ĐCSTQ (đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân), Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba.
Lực lượng mặt đất của Nga bị thiệt hại nhiều nhất ở Ukraine với khoảng 120-130 đơn vị chiến thuật cấp tiểu đoàn bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau. Quân đội Nga đã liên tiếp thành lập khoảng 170 đơn vị chiến thuật cấp tiểu đoàn, lực lượng chủ lực đã quá kiệt quệ trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Pháo tự hành bị quân đội Nga bỏ lại cạnh một trạm xăng ở vùng Izyum miền đông Ukraine. Hình ảnh ngày 16/9/2022. (Nguồn: Juan Barreto / AFP/Getty)
Sau khi Liên Xô cũ tan rã thì quy mô quân đội Nga bị thu hẹp nhanh chóng, hiện lục quân Nga có khoảng 300.000 quân đang tại ngũ, do được thừa hưởng phần lớn vũ khí trang bị của Liên Xô cũ nên trước Chiến tranh Nga xâm lược Ukraine luôn được coi là lực lượng mặt đất mạnh thứ 2 trên thế giới.
Số lượng xe tăng của Nga từng được cho là hơn 12.000 chiếc và số lượng xe bọc thép hơn 30.000 chiếc. Trong chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, quân đội Nga đã đầu tư xe tăng T-90 mới, xe tăng T-72 cải tiến và một số xe tăng T-80, những xe tăng này đã trở thành mục tiêu chính của quân đội Ukraine. Vũ khí chống tăng, máy bay không người lái, pháo và tên lửa Hamas do Mỹ và NATO viện trợ đã làm tê liệt một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép của Nga. Xe tăng T-14 mới nhất của Nga có số lượng hạn chế, còn xe tăng T-62 chỉ sử dụng được một số trong kho đưa vào chiến tranh xâm lược Ukraine.
Cuộc phản công quy mô lớn gần đây của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến Nga mất rất nhiều vũ khí, được biết đã bỏ lại hàng trăm xe tăng hoặc xe bọc thép. Nếu Nga không thể nhanh chóng bổ sung số xe bọc thép này thì càng khẳng định rằng hầu hết các xe tăng trong kho dự trữ của Nga có thể không còn khả năng để sử dụng được trong chiến đấu thực tế.
Bất kể lực lượng bọc thép của Nga có kịp thời có được trang bị mới hay không, giới chuyên gia quan sát không còn coi lực lượng mặt đất của Nga là thứ 2 trên thế giới.
Quân số của Nga là vấn đề lớn hơn, tổng số 1 triệu người nhưng chỉ có 850.000 người đang tại ngũ. Quân đội Nga có thể đã phải hứng chịu 70.000 – 80.000 người thương vong trên chiến trường Ukraine, trong thời gian ngắn rất khó để tuyển mộ tân binh chứ chưa nói đến việc được đào tạo bài bản.
Kho pháo kéo của Nga lên tới khoảng 7500, hơn 6500 pháo tự hành và hơn 3500 bộ pháo phản lực bắn loạt, con số này chắc đứng đầu thế giới; thế nhưng trong nhiều trường hợp thực chiến cho thấy chúng không tìm tốt mục tiêu, bắn điên cuồng nhưng hiệu quả hạn chế.
Nga cũng có lực lượng đổ bộ đường không, như lực lượng đặc nhiệm của quân đội Nga, nhưng việc không thành công trong cuộc chiến xâm lược Ukraine cho thấy khả năng yểm trợ hạn chế khiến chiến thuật đổ bộ đường không quy mô lớn sau lưng đối thủ không khả thi.
Cảnh xe tăng chiến đấu chủ lực 99A của quân đội Trung Quốc trong lễ duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3/9/2015, bề ngoài xe tăng này vẫn không thể thoát khỏi cái bóng xe tăng T-72 của Nga. (Nguồn: Greg Baker/AFP/Getty).
Quân đội Trung Quốc đã vượt qua Nga về số lượng với khoảng 975.000 binh sĩ tại ngũ, đứng thứ 2 thế giới; quân đội Ấn Độ đứng đầu thế giới với khoảng 1,23 triệu quân.
Quân đội Trung Quốc đang hiện đại hóa nhưng ưu tiên hải quân, không quân và lực lượng tên lửa, còn lục quân thì hiện đại hóa chậm hơn. Quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 1200 xe tăng loại 99 (A), khoảng 2500 xe tăng loại 96A/B, tổng cộng khoảng 3700 xe tăng, ngoài ra còn có xe tăng loại 88 đời đầu. Ngày nay số lượng xe tăng của Nga đã bị thuyên giảm đáng kể nhưng số lượng xe tăng của Trung Quốc vẫn chưa chiếm được vị trí thứ 2 trên thế giới.
Số xe tăng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với khoảng 8100 xe tăng M1; Ấn Độ có hơn 2000 xe tăng T-90, hơn 2400 xe tăng T-72 và 124 xe tăng Arjun mới nhất; số lượng xe tăng thế hệ thứ 3 của Trung Quốc chỉ đứng thứ 3 thế giới. Xe tăng loại 99 (A) của Trung Quốc thực ra dựa trên xe tăng T-72, mô phỏng xe tăng của châu Âu và Mỹ và cải tiến thêm, được gọi là xe tăng thế hệ thứ 3; xe tăng loại 96A/B vẫn là xe tăng thế hệ thứ 2.
Hình dáng bên ngoài của xe bọc thép mới hơn của Trung Quốc tương tự như xe bọc thép BMP-3 của Nga, chỉ khác là Trung Quốc đã lắp pháo hạng nặng 100mm trên xe bọc thép loại 04 và pháo hạng nặng 105mm trên xe lưỡng thê loại 05 là loại thực tế được sử dụng như xe tăng nhưng lớp giáp bảo vệ quá yếu và buộc phải giảm kíp lái. Từ sau năm 2000, Trung Quốc có khoảng 6000 xe bọc thép phục vụ, nếu quân đội Nga tiếp tục mất xe bọc thép thì số lượng xe bọc thép mà Trung Quốc hiện có có thể vượt qua Nga để chiếm thứ 2 trên thế giới.
Tổng số các loại xe bọc thép chở quân khác của Trung Quốc cũng có thể chiếm vị trí thứ 2 thế giới, nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu toàn diện về bọc thép và cơ giới. Xe bọc thép hạng nhẹ “DF Mengshi” của Trung Quốc vốn dĩ bắt chước Hummer của Mỹ, nhưng trong xung đột biên giới Trung-Ấn, phát hiện xe của Trung Quốc có chất lượng thép kém hơn nhiều vì thế dễ dàng bị hư hại.
Trung Quốc có hơn 4000 pháo tự hành và hơn 3000 pháo phản lực bắn loạt, đứng thứ 2 thế giới, nhưng số lượng pháo kéo chỉ đứng thứ 10 trên thế giới với khoảng 1700 bộ. Trung Quốc đã bắt chước Nga xây dựng lực lượng pháo binh khổng lồ, nhưng e rằng hiệu quả cũng không thể khác gì Nga chỉ đủ cho thấy oanh tạc hùng hậu nhưng hiệu quả hạn chế, không thể chính xác mục tiêu như lựu pháo M777 của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc có số lượng quân hùng hậu, nhưng nếu thủy quân lục chiến của họ không thể đánh chiếm thành công bãi biển tại địa điểm đổ bộ chính ở Đài Loan thì đội quân khổng lồ đó chỉ có thể “ngắm biển thở dài”, nếu họ chỉ dùng vũ khí và tàu chiến thông thường để đổ bộ vào các cứ điểm khác nhau thì sẽ khó đạt được mục đích chiếm cứ.
Trung Quốc cũng có số quân nhảy dù khoảng 40.000 người, nhưng lại thiếu một số lượng lớn máy bay vận tải và ít khi tiến hành các cuộc tập trận đường không quy mô lớn, có lẽ hoạt động này chưa tập trung vào tác chiến bên ngoài mà chủ yếu dùng huy động khẩn cấp khi đàn áp bên trong nước.
Trong trường hợp cuộc chiến ở biên giới Trung-Ấn thì vấn đề nguồn cung của quân đội Trung Quốc thậm chí còn khó khăn hơn tình hình của Nga [trong cuộc chiến xâm lược Ukraine]; nếu cả hai bên đều sử dụng pháo thì lựu pháo M777 của Ấn Độ do Mỹ hỗ trợ có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác mà quân đội Trung Quốc có thể khó sánh được.
Xác một tên lửa chưa nổ bên lề đường gần thành phố Balakliya miền đông Ukraine. Hình ảnh ngày 18/9/2022. (Nguồn: Sergey Bobok/AFP/Getty).
Quân đội Nga đã bắn gần 2000 tên lửa, nhưng hiệu quả kém và không giúp lực lượng mặt đất đạt được mục tiêu chiến đấu. Với tình trạng Nga bị hao tổn lớn số lượng tên lửa thì số lượng tên lửa thông thường của Trung Quốc sở hữu có thể chiếm được vị trí thứ 2 trên thế giới.
Số lượng tên lửa tầm trung của Trung Quốc hiện nay là khoảng 278 tên lửa, trong đó có khoảng 110 tên lửa DF-26, 134 tên lửa DF-21, 24 tên lửa DF-17 và 10 tên lửa DF-4. Nhìn vào kết quả cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga, tên lửa tầm trung của Trung Quốc có thể vượt quan được hệ thống phòng thủ của đối phương trong các trường hợp nếu muốn tấn công tàu sân bay Mỹ, tấn công Okinawa Nhật Bản, và thậm chí cả đảo Guam… là vấn đề rất mơ hồ.
Trung Quốc có thể có hàng ngàn tên lửa DF-15 và DF-16, nhưng nhìn thực tế chiến đấu của Nga tại Ukraine có lẽ giờ đây họ cũng không thể chắc có đủ tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trọng yếu của Đài Loan hay không. Vì Trung Quốc không cho thấy ưu việt hơn Nga nhiều về các khả năng, vì phần lớn công nghệ tên lửa của Trung Quốc đến từ Nga và chưa có được công nghệ tiên tiến nhất. ĐCSTQ thông tin rằng tên lửa Iskander của Nga có độ chính xác là 5 mét, trong khi tên lửa DF-16 chỉ dám khẳng định độ chính xác là 10 mét.
Vào ngày 4/8, ĐCSTQ đã thử tên lửa ở eo biển Đài Loan, kết quả tất cả đều hạ cánh xuống khu vực tập trận, nhưng không có mục tiêu nào được xác định nên không ai biết nó có bắn chính xác hay có thể kích nổ kịp thời hay không. Trong cuộc chiến tại Ukraine cho thấy có những tên lửa của Nga rơi xuống khu dân cư, trong khi có những trên lửa thì không phát nổ. Lực lượng tên lửa của ĐCSTQ hoàn thành bài tập bắn thử ở eo biển Đài Loan chỉ trong vòng vài giờ, phần còn lại cho Không quân và Hải quân diễn tập; như vậy cho thấy phần nào sẽ giống như quân đội Nga, trong thực tế chiến đấu sẽ rất khó để phối hợp với lực lượng quân sự khác.
Nếu ĐCSTQ phát động tấn công thì Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan đều có thể phản công tên lửa quy mô lớn; tên lửa của ĐCSTQ có thể không hiệu quả trong tìm mục tiêu, ngược lại chính xe phóng tên lửa của họ có thể trở thành mục tiêu phản công.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…