Khoảng 1 tháng qua, nhiều “tin đồn” khác nhau về ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần lượt xuất hiện trong và ngoài nước, và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Mặc dù ông Tập thường xuyên xuất hiện để “bác bỏ tin đồn”, nhưng sự nghi ngờ từ các bên vẫn chưa dừng lại. “Tin đồn” thường thịnh hành vào những năm cuối triều đại.
Điều này đủ cho thấy, từ lâu, người dân Trung Quốc đã không thể nhẫn chịu được chế độ hiện tại, và hy vọng vào những thay đổi kinh thiên động địa.
Vậy “tin đồn” thịnh hành vào thời điểm này có ý nghĩa gì? Trên thực tế, sự sụp đổ của bất kỳ triều đại nào trong lịch sử đều có trước các dấu hiệu, bao gồm thiên tượng như nhiều thảm họa, và dị tượng như dịch bệnh, điềm báo và tin đồn khác nhau.
Ví dụ, trước khi nhà Minh sụp đổ, tai họa liên tiếp xảy ra. Nổi tiếng nhất là vụ nổ vương cung xưởng thành Tây Nam (nay là cửa Tuyên Vũ), khiến hàng chục ngàn ngôi nhà và hơn 20.000 người tan xác. Đống đổ nát bay lên trời, quần áo, đồ đạc bay xa đến Xương Bình, người chết đều không mảnh vải che thân.
Những dị tượng kỳ lạ còn chấn động hơn, như sấm sét vang rền, những đám mây đen đỏ xuất hiện trên bầu trời. Tượng Khổng Tử ở huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông rơi nước mắt, đổ mồ hôi trong 3 ngày. Lăng tổ tại Phượng Dương của nhà Minh phát ra tiếng rên rỉ và chấn động kéo dài hơn 3 năm… Với những hiện tượng kỳ lạ này, nhà Minh đã đi đến hồi kết.
Nhìn vào Trung Quốc Đại Lục ngày nay, có thể thấy rằng 10 năm qua, trên mảnh đất Trung Quốc ngày càng xảy ra nhiều thiên tai, như hạn hán, lũ lụt, động đất, nạn châu chấu, bão cát, nhiệt độ cao, thủy triều đỏ, mưa lớn, dịch bệnh, v.v. Vô số người đã chết.
Những dị tượng cũng liên tiếp xảy ra, như sự xuất hiện của 7 mặt trời và 2 mặt trăng cùng một lúc. Một lượng lớn các loài chim tụ tập ở nhiều nơi. Thiên nga đen, được coi là “điềm dữ” trong thế giới phương Tây, bất ngờ đổ bộ vào quảng trường Thiên An Môn, và xuất hiện khắp nơi.
Bầu trời đẫm máu, sự sụt lún xuất hiện ở nhiều nơi, Hạc Bích và Tân Mật tỉnh Hà Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sông Kim Sa ở thượng nguồn sông Trường Giang đã đảo ngược dòng chảy…
Người Trung Quốc cổ đại tin rằng “Thiên thùy tượng, kiến hung cát” (Trời xuất dị tượng, biết cát hung). Kinh Dịch cũng nói rõ thiên tượng là sự biểu hiện của thiên đạo, và có sự tương ứng với những việc ở thế gian.
Xét từ góc độ lịch sử, những thảm họa và dị tượng khác nhau hiện đang xảy ra ở Đại Lục. Đặc biệt là những dị thường thường xuyên xuất hiện gần đây cho thấy, triều đại đỏ của ĐCSTQ đang trên bờ vực sụp đổ, và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Ngoài những điềm báo về thiên tượng, xét từ sự hỗn loạn của xã hội, còn có tất cả những dấu hiệu dự báo về sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Cư dân mạng từng liệt kê tình trạng hỗn loạn xã hội trước khi Liên Xô tan rã. Trong đó có gần 200.000 vụ đổ máu xảy ra hàng năm; quỹ duy trì ổn định xã hội và quỹ quốc phòng về cơ bản là ngang nhau. Giới trẻ quan tâm đến ngành công vụ và quyền lực; tham nhũng lan tràn và có những đặc quyền. GDP tiếp tục tăng cao, mức sống của người dân tiếp tục giảm sút.
Ở Trung Quốc Đại Lục hiện tại, các quan chức của ĐCSTQ đều tham nhũng trầm trọng từ trên xuống dưới. Chỉ cần một bí thư đảng ủy hay một hiệu trưởng trường học cũng có thể biển thủ hàng trăm triệu nhân dân tệ, khiến lòng dân phẫn nộ.
Dưới sự cai trị áp lực cao của ĐCSTQ, xã hội Trung Quốc trở nên hủ bại trầm trọng, các vụ bạo lực xảy ra hết lần này đến lần khác. ĐCSTQ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường mạnh mẽ việc duy trì sự ổn định, và chi phí cho việc này tiếp tục tăng lên.
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn đầu tư trên quy mô lớn, doanh nghiệp tư nhân bị đàn áp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh. Do đó, việc tìm kiếm “bát cơm sắt” (thi công chức) đã trở thành mục tiêu theo đuổi của giới trẻ sau khi tốt nghiệp. Cuộc sống của người dân ngày càng áp lực hơn.
Rõ ràng, chế độ hiện tại của ĐCSTQ không chỉ bộc lộ hết, mà còn vượt xa những triệu chứng xã hội như trước khi Liên Xô sụp đổ, như dân số sụt giảm mạnh, giai cấp kiên cố hóa và tăng thuế. Đây thực sự là dấu hiệu kết thúc của một triều đại.
Trước khi một triều đại sụp đổ, tin đồn cũng bay khắp trời và thường đi trước các dự ngôn.
Ví dụ, vào thời nhà Tần, “Sưu Thần Ký” đã ghi lại một bài đồng dao từ huyện Trường Thủy rằng: “Có máu ở cổng thành, thành phố sẽ chìm trong hồ.”
Cuốn “Dị Uẩn” viết: “Tần Thủy Hoàng chết, đất đai bị chia cắt.”
Cuối thời nhà Tùy, dân ca lưu truyền: “Hoa dương rụng, hoa mận (âm hán việt là Lý) nở; đào mận có thiên hạ.”
“Mận (âm hán việt là Lý) mạnh mẽ lan khắp thiên hạ, hoa dương tàn, không rễ.”
“Mặt trời và mặt trăng chiếu sáng thuyền rồng. Sông Hoài Nam nước chảy ngược dòng, quét sạch mọi thứ, hoa dương đã rụng, hoàng đế không có đầu.”
Trước khi Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh vào cuối thời nhà Nguyên, có câu ca dao được dân gian hát rằng: “Khi tháp đen thì người phương bắc làm chủ, người phương nam làm khách; khi tháp đỏ, những người mặc áo đỏ làm chủ.”
Nói cách khác, điều này sẽ chỉ xảy ra khi một chế độ đang lụi tàn. Vì chế độ ĐCSTQ đã mất đi sự ủng hộ của quần chúng và bị chia rẽ trong nội bộ, nên “tin đồn” sẽ có thị trường rất lớn. Khi có nhiều người lan truyền và tin vào điều đó, một số “tin đồn” sẽ trở thành những dự đoán thực sự có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Vì vậy, những “tin đồn” khác nhau được lan truyền gần đây về ông Tập Cận Bình, lãnh đạo ĐCSTQ cũng như vậy. Điều này cho thấy một cuộc thay triều đổi đại đang đến gần.
Vị khách mời đầu xuân năm nay, Nghệ sĩ piano Phương Thảo - Giảng viên…
Mỗi dịp Tết đến xuân về, việc nhận tiền lì xì trở thành niềm vui…
Tết, Nguyên đán, táo quân, trừ tịch, giao thừa, lì xì v.v… - đó là…
Vào năm 2025, hãy đưa ra cam kết chăm sóc bản thân. Hãy đảm bảo…
Năm Ất Tỵ 2025 đang đến gần, người Việt lại tất bật chuẩn bị cho…
Đêm giao thừa là ngày cuối cùng trong năm âm lịch, là thời điểm quan…