Đạo Đức Kinh là cuốn sách giảng về quy luật đạo đức dựa trên “Đạo” – cội nguồn của con người và vạn vật. Theo đó, tư tưởng của con người thuận theo “Đạo” mà hành, thì cơ hội thành công trong đời sẽ ngày càng lớn hơn.
“Độc hành bất cải, chu hành nhi chất đãi”, tự vận động mà không thay đổi, xoay chuyển tuần hoàn không ngừng nghỉ. Điều này nói rõ rằng hành sự theo “Đạo” sẽ kiên nhẫn bất phá, uy vũ bất khuất. Bất kỳ can nhiễu nào cũng đều vô ích, Đạo vẫn kiên trì liên tục vận chuyển không mệt mỏi.
Do vậy, khi hành sự có thể mô phỏng theo tinh thần này, làm việc chính xác, phù hợp với quy luật khách quan, đồng thời ôm giữ quyết tâm tất thắng. “Thiên lý chi hành, thuỷ ư túc hạ”, nghĩa là “Đường xa ngàn dặm, bắt đầu dưới bước chân”. Dẫu gặp phải khó khăn gì cũng đều không khuất phục, kiên trì đến cùng, không bị ảnh hưởng bởi người khác
“Đạo vô không hư điểm”, ngụ ý rằng Đạo hành sự không có điểm trống, tức là bất kỳ chi tiết nào cũng đều thể hiện sự chính xác, hiệu quả cao, sự hợp tác và hoàn thiện cực độ. Đây chính là “Đức” của Đại Đạo, là Đức làm tốt trong từng việc nhỏ.
Phẩm chất cá nhân cũng dễ được phản ánh qua những việc vụn vặt. Vậy nên con người nếu muốn thành công, đừng mơ mộng viển vông, hay tham vọng những việc nằm ngoài khả năng, mà cần dưỡng thành thói quen nghiêm túc làm tốt từng việc nhỏ trong cuộc sống cũng như trong tư tưởng.
“Vạn vật thị chi sinh nhi bất từ, công thành bất danh hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ”, nghĩa là: “Vạn vật sinh trưởng mà không từ gian khổ, thành công rồi mà danh không quy về bản thân, dựa vào Đạo để nuôi dưỡng vạn vật nhưng bản thân lại không làm chủ.” Cho nên “Đạo” vĩ đại ở chỗ: Đạo vốn dưỡng dục, nuôi dưỡng vạn vật nhưng lại không tranh công danh, không làm chủ nhân, đây chính là tấm lòng cao thượng biết nhường nào!
Người thực sự thành công trên đời đều rất mực khiêm nhường, đây chính là phẩm chất hạ mình, phù hợp với “Đạo”. Phẩm chất này có thể giữ gìn sự thành công được kéo dài trường cửu. Ngược lại, cậy công mà cao ngạo, không phù hợp với “Đạo”, chỉ khiến thành công thoáng qua như đoá hoa sớm nở tối tàn.
Xã hội nhân loại giống với thế giới tự nhiên, thường chứa đầy sự cạnh tranh khốc liệt, chúng ta nên đối mặt với điều này thế nào? Đạo Đức Kinh nói rằng: “Chiến thắng, dĩ tang lễ xử chi”, nghĩa là thắng trận phải xử lý bằng tang lễ, bởi lẽ chiến thắng của người này là bất hạnh của người khác. Nếu xét ở góc độ này, nguyên tắc xử thế của “Đạo” rất được các bậc văn nhân chú trọng. Không phải nói rằng bạn đừng chiến thắng, mà là đừng coi chiến thắng là điều quan trọng tối thượng.
Phong thái của người thành công không phải coi thắng lợi là mục tiêu duy nhất. Dẫu ở thế yếu bạn vẫn có thể thản nhiên giữ được tâm thái này mới là người thành công chân chính.
“Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn”, nghĩa là theo sự học thì càng học càng nhiều thêm, còn thuận theo Đạo thì ngày càng đơn thuần, giản dị, mất đi những điều tư dục.
Tri thức không phải là thứ chiếm phần lớn trong sự thành công của đời người, mà nhân tố then chốt nhất lại quyết định ở tố chất tâm lý của con người, hay mức độ phong phú của Đạo tính. Cho nên chúng ta cần không ngừng dứt bỏ những tư dục và cách nghĩ không phù hợp với tự nhiên. Vậy nên tu tốt “Đạo” mới có thể bước trên con đường thành công được trọn vẹn!
Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…