Blog

Blog: Vài nét về “khoảng cách” giữa Trung Quốc và Mỹ

Sức mạnh vươn lên của Trung Quốc dù đáng ngưỡng mộ nhưng thiếu tính bền vững so với Hoa Kỳ.

Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ. (Nguồn: Chụp màn hình MXH)

Đánh giá một xã hội thường phải dựa vào vấn đề đãi ngộ lao động và khoảng cách giàu nghèo, vấn đề hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương. Dấu hiệu trực tiếp và trực quan nhất: Giá lao động (thước đo mức nhân quyền); Ý thức của người dân sẵn sàng sống trong chính quyền đó. Ở các nước độc tài không có bầu cử đích thực, khiến nhiều người phải “bỏ phiếu bằng chân”. Ví dụ, làn sóng chạy trốn sang Hồng Kông của Trung Quốc Đại Lục từ những năm 1960 – 1980 (ít nhất 1,6 triệu cư dân đại lục đã đến Hồng Kông), và làn sóng di cư ngày nay.

Có câu: “Nơi người ta mong muốn đến, nếu không là thiên đường cũng phải là thực đường (nhà ăn); nơi người ta bỏ chạy, nếu không phải địa ngục cũng là giám ngục (nhà tù)”.

Theo thống kê của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc vào năm 2022, trên toàn thế giới có 116.868 người Trung Quốc xin tị nạn, tăng 7,61 lần so với mức vào cuối năm 2012 là 15.362 người. Theo thống kê của Cơ quan Biên giới Mỹ, trong năm tài chính 2023 có hơn 24.000 người Trung Quốc đã bị bắt khi vượt biên trái phép qua biên giới Mỹ-Mexico; tính đến ngày 2/5 năm tài chính 2024, hơn 24.200 người Trung Quốc đã bị bắt khi vượt biên trái phép. Kể từ năm tài chính 2021, số người Trung Quốc “tháo chạy” vượt biên trái phép đã tăng 6.300%.

Giá nhân công, giá lương thực

Năm 2015, ông chủ Cao Dewang của công ty Fuyao Trung Quốc sang Mỹ xây dựng nhà máy, sau khi trở về nước ông nói với các phóng viên:

Ở Mỹ mọi thứ đều rẻ, thứ đắt duy nhất là con người (giá thuê lao động đắt gấp 8 lần ở Trung Quốc). So sánh giá cả ở Trung Quốc và Mỹ, nhiều chi phí thiết yếu ở Mỹ thấp hơn nhiều ở Trung Quốc: Giá xăng ở Mỹ chỉ bằng 20% ở Trung Quốc, giá điện bằng 50% và chi phí vận chuyển cũng bằng 50%. Ở Mỹ người lao động phải trả 35% thuế thu nhập, cộng thêm 5% thuế địa phương, phí bảo hiểm, tổng thuế là 40% thu nhập. So sánh, việc thành lập một nhà máy ở Mỹ sẽ có lợi hơn ở Trung Quốc.

Giá thực phẩm ở Mỹ gần bằng ở Trung Quốc nhưng mức lương ròng cao gấp 7 lần ở Trung Quốc, vậy người dân nước nào được hưởng lợi hơn? Vì sao không có người Mỹ nhập cảnh lậu vào Trung Quốc, trong khi ngược lại không ít người Trung Quốc bất chấp để “nhập lậu” vào Mỹ?

Tác giả bài này, một người đàn ông 66 tuổi đến từ tỉnh Chiết Giang, đã phải trả một khoản “phí đầu rắn” 100.000 RMB vào tháng 9/2023 để đi vòng qua Nam Mỹ, phải mất một tháng để đi bộ qua vùng Darien ở Trung Mỹ để vào nước Mỹ, sau đó đã gửi một tin nhắn WeChat: Cuối cùng cũng được thở không khí tự do!

Nhân văn – khoảng cách lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ

Khoảng cách đáng kể nhất giữa Trung Quốc và Mỹ là giá trị nhân văn. Vấn đề người vượt biên thu hút chú ý cao ở Mỹ trong thập kỷ qua là bắt nguồn từ việc Mỹ mở các kênh tị nạn theo nguyên tắc nhân đạo nhân từ cho các nạn nhân từ khắp nơi trên thế giới. Bất chấp số lượng lớn người tị nạn kinh tế gây vấn đề phức tạp (là vấn đề đau đầu đối với các chính phủ liên tiếp của Mỹ), nước Mỹ vẫn không thể đóng cửa các kênh tị nạn. Lý do khiến bức tường biên giới của ông Trump bị Đảng Dân chủ phản đối mạnh là vì đi ngược lại lý tưởng sáng lập nước Mỹ và giá trị phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Người khai mở phong trào độc lập Thomas Paine (1737-1809): “Hãy đón nhận người chạy trốn này, chuẩn bị nơi ẩn náu kịp thời cho con người!”

Điều 13 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10/12/1948: “Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả đất nước của mình, và có quyền trở về đất nước của mình”. Điều 14: “Mọi người đều có quyền chạy trốn khỏi bức hại và tìm kiếm bảo vệ từ đất nước khác”.  Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do quan điểm và biểu đạt, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm mà không bị can thiệp, và quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt tin tức và ý kiến thông qua bất kỳ phương tiện nào và không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia”.

Khoảng cách giáo dục

Tài năng đến từ giáo dục. Sở dĩ người Do Thái có tỷ lệ thành công cao như vậy là vì họ rất coi trọng giáo dục. Các gia đình Do Thái cho mật ong lên sách để trẻ dùng ngón tay bôi liếm, qua đó cảm nhận được “lợi ích” của sách ngay từ khi còn nhỏ…

Lý do khiến giới trẻ Mỹ năng động và tràn đầy ước mơ tất nhiên bắt nguồn từ tư tưởng tự do. Tính độc lập và tự do được khuyến khích ngay từ bậc tiểu học, thật sự kích thích tinh thần khám phá. Tới bậc học nghiên cứu sinh càng không có đáp án chuẩn mẫu, người dạy chỉ mang vai trò hướng dẫn, người học phải tự đọc và suy nghĩ độc lập, chuẩn bị bài phát biểu và tham gia thảo luận trên lớp.

Năm 1981, nữ sinh viên Zha Jianying (1959~) khoa tiếng Trung của Đại học Bắc Kinh sang Mỹ học thạc sĩ: “Trong lớp, giáo viên không đưa ra những câu trả lời chuẩn và kết luận được cho là đúng, họ chỉ khuyến khích học sinh tham gia tranh luận, không quan trọng thắng hay thua trong tranh luận, mà quan trọng là quá trình và niềm vui của hoạt động đó. Sự tương tác bình đẳng và cởi mở như vậy trong lớp học đã tác động sâu sắc đối với tôi”.

Vấn đề không phải một quan điểm đúng hay sai, mà là quan điểm đó được đưa ra như thế nào và có bằng chứng làm rõ quan điểm hay không… Nền giáo dục Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và tập trung vào việc nuôi dưỡng tư duy phê phán của trẻ, chứ không hướng đến những đáp án tiêu chuẩn cố hữu.

Không có câu trả lời tiêu chuẩn, thay vào là hướng đến tương tác thảo luận, khích lệ phát biểu, hoạt động học tập hướng đến kích thích “động não không ngừng” của người học, phát triển khả năng độc lập và khám phá của người học trước các vấn đề phức tạp, điều đó giúp tạo nhân cách cởi mở tôn trọng khác biệt, bồi dưỡng cho người học tinh thần tự ý thức và tương tác, hứng thú khám phá. Tính độc lập và tự chủ nhận thức là nguồn sữa cơ bản của sáng tạo. Bản thân nền giáo dục Mỹ ở mọi cấp độ là cơ sở đào luyện về tự do và thực hành dân chủ.

Ngược lại, Trung Quốc có câu trả lời chuẩn mực cho mọi thứ từ tiểu học đến đại học, đó là nền giáo dục kiểu nô lệ, đến cả bậc học nghiên cứu cũng phải hướng theo quỹ đạo “chuẩn mực”, điều đó về căn cơ đã phá hoại tinh thần độc lập, gây áp lực khiến mọi ý thức sáng kiến khó phát huy.

Cảm nhận của sinh viên du học Nhật Bản

Du học sinh Nhật Bản Kato Yoshiichi tại Trung Quốc vào Đại học Bắc Kinh năm 19 tuổi, đã kể lại trải nghiệm học Đại học Bắc Kinh (2003 2010) của mình rằng: Phong cách giảng dạy ở Đại học Bắc Kinh không có gì thay đổi cho đến khi tôi rời Trung Quốc, bao gồm các môn tự chọn cho toàn trường và các môn học chính bắt buộc. Người học về cơ bản không có cơ hội hoặc hứng thú bày tỏ quan điểm cá nhân, hoạt động giảng dạy diễn ra một chiều truyền đạt từ người dạy.

Kato Yoshiichi than thở về sự chênh lệch giữa Trung Quốc và Nhật Bản về giáo dục cũng như trong đời sống thực tế: Chúng tôi từ khi còn nhỏ đã được học rằng nên cảnh giác và hoài nghi những tuyên bố của chính quyền, qua đó để đánh giá xem vấn đề có đáng tin cậy không, nếu không có thể lịch sử trước chiến tranh sẽ lặp lại. Nhật Bản đã học được cái giá của sự dối trá và giá trị của sự thật thông qua thất bại bi thảm của mình.

Chính phủ luôn có khuyết điểm, và họ chắc chắn muốn che giấu một số sự thật nhất định để chứng minh rằng họ luôn phục vụ nhân dân. Ai có thể thực sự tin được vào một chính phủ mà không cho phép những tiếng nói bất đồng tồn tại?… Điều tôi muốn hỏi: Đến bao giờ người dân Trung Quốc mới có văn hóa kiểm soát Chính phủ?

Kết luận

Tư tưởng là sức mạnh mềm quý giá nhất, dù nói thì dễ hơn làm, nhưng các chính sách thể chế xét cho cùng là sản phẩm của khả năng nhận thức của một dân tộc/cộng đồng. Hiện đại hóa chính trị của Trung Quốc thậm chí còn chưa đạt đến bậc đầu tiên, quyền tự do ngôn luận còn dừng ở [khẩu hiệu khích lệ thường thấy trong các cuộc họp] “các đồng chí phải nỗ lực”, dân tộc Trung Quốc dễ thương vẫn là một dân tộc đáng thương!

Princeton tháng 4/2024.
Bùi Nghị Nhiên
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)

Bùi Nghị Nhiên

Published by
Bùi Nghị Nhiên

Recent Posts

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

42 phút ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

54 phút ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

2 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

3 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

4 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

5 giờ ago