Categories: Xã luậnBlog

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis từ chức: Có gì đâu mà ồn ào!

Tin gây “chấn động” chính trường Mỹ mấy ngày nay là việc Bộ trưởng quốc phòng James Mattis biên thơ từ chức, với những lời lẽ công khai thể hiện sự bất đồng về chiến lược quân sự và ngoại giao của Tổng thống Trump. Quyết định này được đưa ra ở thời điểm rất nhạy cảm, khi ông Trump vừa tuyên bố sẽ rút quân Mỹ khỏi Syria và giảm sự hiện diện quân sự ở Afghanistan. Với nhiều người, việc General Mattis từ chức là một sự kiện gây sốc, nhưng nếu theo dõi diễn biến chánh trường Mỹ sát sao thì cũng không có gì bất ngờ, vì đây là điều mà nhiều bình luận gia chánh trị đã dự báo từ vài tháng trước.

James Mattis là một vị tướng 4 sao về hưu và là người đầu tiên được ông Trump chọn vào dàn nội các của mình ngay sau khi đắc cử Tổng thống. Có thể thấy đó là một sự tin tưởng và tôn trọng rất lớn của ông Trump dành cho General Mattis. Mattis cũng là một trong những quan chức hiếm hoi giành được sự trọng vọng và ủng hộ của cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa, vì những kinh nghiệm chiến trường dày dặn, thành tích chiến đấu lẫy lừng và một kho tàng kiến thức quân sự uyên thâm, một học giả chiến tranh và chiến lược gia tầm cỡ, sở hữu thư viện cá nhân với hơn 7.000 cuốn sách. Mattis được biết tới với biệt danh “Chó điên” (Mad Dog), cách gọi thể hiện sự nể trọng của giới quân nhân dưới quyền ông, nhờ tinh thần lăn xả và phong cách ăn nói bạt mạng đậm chất thủy quân lục chiến của mình. “Hãy lịch sự, chuyên nghiệp nhưng có một kế hoạch giết tất cả những người bạn gặp” là một trong những câu nói nổi tiếng của Mattis. Ông còn được gọi là “tu sĩ chiến binh” vì trọn đời độc thân để cống hiến cho binh nghiệp.

Tài năng cùng kinh nghiệm của Mattis là không thể phủ nhận. Thành tựu của ông trong 2 năm vừa qua là rất đáng khích lệ, khi đã khôi phục tiềm lực và sức mạnh của quân đội Mỹ, tiêu diệt tổ chức khủng bố ISIS chỉ trong 1 năm. Nhưng ông có nhiều bất đồng trong chiến lược quân sự và ngoại giao với Tổng thống Trump, mà trong nhiều trường hợp, trực giác của Mattis không thực sự nhạy bén và ông cũng không hoàn toàn quyết đoán. Chẳng hạn như ông phản đối việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, Thỏa thuận hạt nhân Iran, việc chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Israel về Jerusalem, cũng như việc đánh thuế nhôm thép lên đồng minh, đỉnh điểm là bất đồng về quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria của Tổng thống Trump.

Như thường lệ, cách mà truyền thông dòng chính đưa tin về sự việc Mattis từ chức dễ làm người ta liên tưởng Tòa Bạch Ốc đang bất ổn và Trump đang mất kiểm soát dàn nội các của mình. Nhưng thực ra, sự chỉ trích kịch liệt và phấn khích quá đà của truyền thông không phải là điều gì đó mới mẻ, vì nó đã và đang như vậy bất cứ khi nào Trump bổ nhiệm hay thay đổi nhân sự trong nội các của mình. Như khi cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson được chọn, truyền thông chỉ trích không tiếc lời. Đến khi Tillerson bị sa thải, truyền thông phấn khích không nguôi.

Nếu để ý, ta sẽ thấy dàn nội các của Trump toàn là dân CEO, doanh nhân hay những nhân vật cộm cán như Wilbur Ross, Steve Mnuchin, Andy Puzder, Mike Pompeo, Nikki Haley, John Bolton, James Mattis… tức là những người có kinh nghiệm lãnh đạo và từng đứng trên muôn người. Khi những cá tánh mạnh mẽ này tập hợp về dưới trướng một cá tánh mạnh mẽ khác [là Trump] thì việc có những bất đồng, tranh cãi là không tránh khỏi, chưa kể việc thích ứng để nghe chỉ đạo là hơi khó. Nên nhiều khi Trump quay mặt đi là họ chửi thầm trong bụng, hoặc lỡ miệng chửi Trump “ngu dốt” công khai như Tillerson hồi cách đây một năm. Với background như vậy nên những người này chủ yếu đi làm để trải nghiệm thử thách mới, phụng sự quốc gia hoặc tạo danh tiếng cho con đường chánh trị sau này, chứ không vì lý do tài chánh, nên họ cũng không quá bận tâm khi nghỉ việc. Nó khác với dàn nội các dưới thời Obama, những người coi công việc và chức vụ như nghề nghiệp, không thể nói bỏ là bỏ ngang được.

Trở lại với trường hợp Mattis. Dấu ấn của ông trong 2 năm qua là khá nổi bật, nhưng Tổng thống Trump cần nhiều hơn thế. Ít ra, ông cần những con người đồng lòng và ủng hộ ông trong chiến lược quốc gia đường dài đã được vạch ra trong 6 năm sắp tới. Trump không độc đoán, mà là quyết đoán – một cá tánh tối quan trọng và cần thiết đối với một nhà lãnh đạo – ông luôn nhất quán và theo đuổi tới cùng đường hướng đã chọn, và không dễ gì xoay chuyển.

Chúng ta tôn trọng quyết định của tướng Mattis, tin tưởng đường lối của ông Trump và nên nhớ, ở một nền chánh trị như Mỹ, việc từ chức hay bổ nhiệm một nhân viên nội các là hết sức bình thường, và không khó để tìm một hiền tài thay thế những người như Mattis.

Theo Facebook VFDT

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

59 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago