Sự kiện Bộ trưởng Mattis từ chức: Cuộc điện đàm với Thổ Nhĩ Kỳ là giọt nước tràn ly
- Huệ Anh
- •
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đột nhiên tuyên bố từ chức hôm 20/12. Trong cùng ngày, Tổng thống Trump cũng tuyên bố ông Mattis sẽ nghỉ hưu từ tháng 2/2019. Truyền thông Anh đưa tin, việc ông Mattis từ chức là do cuộc điện thoại giữa ông Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan.
Theo Fox News đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis năm nay 68 tuổi, là một chiến sĩ Mỹ điển hình, ông là thành viên của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Hơn 40 năm qua, công việc của ông chính là bảo vệ quốc gia, tiêu diệt kẻ địch của Mỹ. Ông Mattis là người thông minh, một câu nói của ông có thể thể hiện một cách hoàn mỹ về nhân cách và thái độ của ông: “Cần lễ phép, cần chuyên nghiệp, nhưng cần hạ mỗi kẻ địch mà bạn gặp phải một cách có kế hoạch”.
Mattis đã chiến đấu anh dũng trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Afghanistan và Iraq. Khi kế hoạch của ông được biến thành hành động, nhiều kẻ xấu đã bị trừng phạt thích đáng.
Khi ông Mattis được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông đã được sự đồng ý nhất trí của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, đây là điều hiếm thấy đối với những ứng cử viên được ông Trump bổ nhiệm.
Mới đầu, lập trường cứng rắn của ông Mattis và ông Trump đối với Bắc Triều Tiên được cho là không bàn mà trùng ý nhau, khi đó, Bắc Triều Tiên đang tiến hành phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân định kỳ, hành động của Bắc Triều Tiên mang tính đe dọa ngày càng lớn. Hai người đều có những ngôn luận mạnh mẽ nhắm vào chính quyền độc tài Bắc Triều Tiên.
Sự chia rẽ
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trump và Mattis đang xấu đi, Thỏa thuận hạt nhân Iran đã rất nhanh chóng trở thành một vấn đề đặc biệt hóc búa, ông Trump đã từng cam kết rút khỏi thỏa thuận được gọi là một trong những đàm phán tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Nhưng ông Mattis và ông Rex Tillerson (cựu Ngoại trưởng Mỹ) đã cùng thay đổi tư tưởng của Tổng thống, thậm chí kéo dài tiến trình rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Điều này cuối cùng đã làm ông Trump tức giận, bởi rốt cuộc ông là Tổng Tư lệnh của nước Mỹ. Tuy nhiên, do ông Mattis phản đối chính sách cấm người chuyển giới phục vụ trong quân ngũ của ông Trump, trong các vấn đề như xây dựng Quân đội không gian, diễn tập quân sự mừng Quốc khánh, cho đến việc liên hệ với nước đồng minh đã có sự chia rẽ với ông Trump, quan hệ giữa ông Trump và ông Mattis ngày càng xấu đi.
Ở Mỹ, việc Tổng thống chịu sự chi phối bởi nội các của mình trong lãnh đạo nghị trình quốc gia là không chấp nhận được. Tổng thống Mỹ kỳ vọng hành động của các nước đồng mình phải thực sự thể hiện ra là một nước đồng minh, trong việc tự thân phòng vệ cần tiêu tốn nhiều tiền hơn, chứ không phải là hưởng thụ sự an toàn trong tình trạng Mỹ chi trả quân phí khổng lồ cho họ. Các đồng minh NATO có được thông tin của Tổng thống, họ không thể không gánh vác một phần trách nhiệm của mình, còn ông Mattis được yêu cầu tăng cường thông tin này, nhưng ông lại không tình nguyện làm.
Chia rẽ giữa ông Trump và ông Mattis vẫn tiếp tục, họ rất ít gặp mặt nhau. Thậm chí hồi đầu năm nay, ông Trump cho biết, ông Mattis có thể sẽ rời khỏi vị trí Bộ trưởng, và suy đoán: “Nếu bạn muốn biết sự thực, tôi cho rằng ông ấy là một người của đảng Dân chủ”.
Giọt nước tràn ly
Tờ The Guardian tại Anh đưa tin, việc ông Mattis từ chức là do khởi phát từ cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ông Trump đồng ý với cách nghĩ của ông Recep Tayyip Erdoğan, quyết định rút quân khỏi Syria, điều này dường như trở thành giọt nước tràn ly đối với ông Mattis. Trong khi ông Trump từ lâu vẫn cam kết sẽ làm như vậy, ông đã nhắc đến chuyện này từ nửa năm trước.
Ông Mattis đã đến gặp ông Trump với ý định làm thay đổi suy nghĩ của ông Trump, đứng trước lập trường về việc cần ủng hộ Lực Lượng Dân chủ Syria (SDF) – liên minh của người Kurd và Ả Rập. SDF là lực lượng để tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Mattis đã bị từ chối, ngày hôm sau ông đã viết một lá thư từ chức vô cùng gay gắt. Ông Mattis oán trách, ông tin tưởng và tôn trọng đồng minh của Mỹ, nhưng ám chỉ ông Trump không như vậy.
Theo BBC đưa tin, trong thư từ chức của mình, ông Mattis có nhắc đến việc Mỹ cần có thái độ cứng rắn đối với nước có mâu thuẫn chiến lược với Mỹ (tức Trung Quốc và Nga), cần biểu thị sự tôn trọng nước đồng minh, đồng thời dùng đến tất cả công cụ của Mỹ để đảm bảo “cùng phòng vệ”.
Ngày 20/12, nhiều kênh truyền thông tại Mỹ đưa tin, ông Trump còn đang có kế hoạch rút một phần quân khỏi Afghanistan, quy mô khoảng từ 5.000 lính đến 14.000 lính.
Ông Trump vẫn chưa công bố người sẽ kế nhiệm ông Mattis, ông cho biết sẽ nhanh chóng chọn người thay thế. Trên Twitter, ông nói, ông Mattis đã giúp đỡ rất lớn cho ông trong việc “để đồng minh của Mỹ và các nước khác gánh vác nghĩa vụ quân sự của họ”.
Thái độ của các nước
BBC đưa tin cho biết, cùng với việc ông Mattis công bố từ chức, chính phủ Anh Quốc có ngôn luận giữ khoảng cách đối với Nhà nước Hồi giáo. Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh có nói, “Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm, không thể phớt lờ mối đe dọa mà họ (Nhà nước hồi giáo) gây ra”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói, quyết định của Mỹ sẽ mang lại cho Syria một “triển vọng giải quyết chính trị một cách thực tế và thiết thực”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói, lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề của Syria và Afghanistan là nhất quán. “Afghanistan là láng giềng tốt của Trung Quốc”, phía Trung Quốc ủng hộ “”quyền sở hữu của người Afghanistan, sự chủ đạo của người Afghanistan” cũng như “Sự chủ đạo của người Syria, và quyền sở hữu của người Syria”. Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc có ám thị qua một bản tin của mình rằng, Mỹ nên rút quân khỏi Hàn Quốc, bởi vì người Hàn Quốc không chú trọng tự thân phòng vệ và không tự đầu tư nhiều kinh phí quân sự.
Israel cho biết, Mỹ thông báo cho Israel rằng “vẫn còn phương thức khác để phát huy sức ảnh hưởng tại khu vực này”, nhưng sẽ “nghiên cứu thời gian biểu rút quân và cách thức thực thi ra sao, đương nhiên vẫn còn có ảnh hưởng đến chúng ta”.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis