Categories: Xã luậnBlog

Hồng Kông: ‘Luật an ninh quốc gia là sự phản bội cay đắng’

Bài bình luận của Peter Kammerer trên SCMP về việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Ông cho rằng luật mới đã gợi lại những ký ức trong Cách mạng Văn hoá, theo đó bất cứ ai không đồng ý với đường lối của Đảng Cộng sản đều sẽ đối mặt với nguy cơ bị đe doạ, chấm điểm tín nhiệm và trả thù. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 16/12/2019 (Ảnh chụp màn hình video của HK01)

‘Phản bội’ là từ thích hợp nhất tôi có thể nghĩ ra để miêu tả cảm xúc của mình về việc Bắc Kinh lén đánh úp với Luật An ninh quốc gia dành cho Hồng Kông. Vào ngày 1/7/1997, tôi đã khá lạc quan khi thành phố được Anh chuyển giao cho Trung Quốc dưới chính sách quản trị “một quốc gia, hai chế độ”. Không có lý do gì để không tin vào những lời hứa rằng thành phố sẽ có “mức độ tự trị cao”, và các quyền tự do như chúng đã tồn tại sẽ vẫn còn và thậm chí được đẩy mạnh. 

Nhưng hiện tại, tôi cảm thấy thất vọng và mất hết niềm tin, và giống một vài người bạn nước ngoài, tôi đang cân nhắc kế hoạch rời khỏi nơi chốn mà từ lâu tôi đã gọi là nhà.

Các chi tiết của dự luật hiện chưa rõ ràng, nhưng Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc tại Bắc Kinh đã nhanh chóng tán thành ý tưởng. Nhà chức trách mô tả rằng nó chỉ nhắm vào một tỷ lệ nhỏ những người được coi là “mối đe dọa” đối với an ninh quốc gia. 

Thế nhưng, pháp luật hiện hành đã có đầy đủ những điều khoản liên quan tới việc xử lý chủ nghĩa khủng bố, các hoạt động tội phạm và các hành vi bạo lực. Chính phủ đã có mọi công cụ pháp lý cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia từ khi được chuyển giao. Tuy vậy, luật hiện hành chưa bao gồm sự can thiệp của nước ngoài – và tôi, một công dân nước ngoài, rõ ràng tôi không thoải mái với điều đó.

Đe doạ và tạo ra sự sợ hãi là những cách thức thường thấy của đảng cộng sản nhằm bịt miệng các nhà phê bình. Trong nhiều tháng qua, tôi đã phải chịu đựng chúng trong mục bình luận trên trang cá nhân của tôi. Những bình luận chỉ ra rằng nhận thức của tôi là sai lầm và có thiên kiến chống chính phủ.

Các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến cá nhân là những điều không thể thiếu của chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Một xã hội lành mạnh cần có các quan điểm đa dạng để phát triển. Nhưng một chính phủ chỉ thích được khen ngợi, trong khi nghiền nát những lời chỉ trích chắc chắn là một chính phủ khiếm khuyết, suy yếu và không đại diện cho dân chúng.

Hồng Kông cấm tổ chức tưởng niệm Thảm sát Thiên An Môn, lấy cớ dịch bệnh

 Những bình luận đã nói với tôi rằng lối suy nghĩ của tôi không được chào đón, và rằng tôi nên im miệng, “cút về nước,” hoặc thậm chí đe dọa hành hung. Trong một bình luận, một người đã viết: “Hãy tống cổ gã này đi. Chúng ta không cần ý kiến của hắn nữa. Thành kiến. Gây rối loạn.”

Những nhận xét này gợi lại Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến 1976, khi nỗi sợ hãi được dùng như một vũ khí của lãnh tụ Mao Trạch Đông để hăm dọa và nô dịch người dân. Nó đã quay trở lại trong thời Chủ tịch Tập Cận Bình, và rõ ràng được sử dụng ngày càng nhiều với những người không theo quan điểm của Bắc Kinh.

Tôi từng không coi trọng những nhận xét như vậy, biết rằng Bắc Kinh có một đội quân trực tuyến nhằm kiểm duyệt và gây ảnh hưởng đến các ý kiến. Nhưng với Luật An ninh quốc gia dự kiến được thông qua trong thời gian tới, tôi sẽ phải thận trọng hơn khi biểu lộ quan điểm của mình.

Nhiều người trong thành phố sẽ phải hành xử như vậy. Trừ các nhà báo và các nhà viết bình luận, dường như bất cứ ai không đồng ý với tất cả những điều Bắc Kinh nói sẽ bị đe doạ, ức hiếp, chấm điểm tín nhiệm và trả thù. 

Những người nước ngoài có thể xem là may mắn khi họ có hộ chiếu riêng để đưa họ đi bất cứ nơi đâu. Nhưng với những người như chúng tôi có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với Hồng Kông, có tài sản riêng và thuộc hệ thống hưu trí của chính phủ, rời đi không dễ thế. Tôi nhận thấy nhiều người đang tìm cách chuyển tài sản của họ ra nước ngoài, rao bán nhà. Lo lắng về hệ thống ngân hàng và đồng đôla Hồng Kông, một số người chuyển tiết kiệm thành ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài.

Những người luôn muốn làm hài lòng Bắc Kinh hay có lợi ích từ Bắc Kinh rõ ràng đang rất hài lòng. Những người quá tin tưởng vào những điều Trung Quốc cam kết với Hồng Kông 23 năm trước nay bị thất vọng cay đắng. Nếu bịt miệng, những người có quan điểm khác biệt được Bắc Kinh xem như là phương cách để tiến lên, thì hãy cứ làm như vậy. Đất nước sẽ là kẻ bại trận.

Peter Kammerer

(Xuân Lan biên dịch)

Xem thêm:

Peter Kammerer

Published by
Peter Kammerer

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago