(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
Khái niệm tu luyện là khái niệm vốn có từ lâu. Mặc dù khó mà có thể đưa ra một định nghĩa toàn vẹn, nhưng nó là có khái niệm nhất định.
Vấn đề là có người tự chế ra một số điều gì đó, và để lăng-xê cái mình tự chế ra đó, họ bèn gọi sản phẩm của mình là “tu luyện”. Nhưng mà họ gọi đó là “tu luyện”, thì chúng ta cũng phải gọi đó là tu luyện theo họ chăng?
Hồi những năm khí công lên thành cao trào, có người chế ra cái gọi là “khí công thư pháp”. Cái đó cũng nên được gọi là khí công chăng? Cứ dẫn khí vào đầu bút để viết chữ thì thành là “khí công thư pháp”? Vậy thì nếu khi ăn, ta đưa ý niệm tưởng tượng khí chạy vào đầu đũa, rồi ăn cơm, thì đó gọi là “khí công ẩm thực” à?! Cái logic này không hợp.
Có lẽ các phương tiện truyền thông nên có cách dùng từ ngữ sao cho thích đáng. Không phải cứ ai lăng-xê cái gì đó và họ gọi đó là “tu luyện”, thì ta cũng phải gọi theo cách gọi sai của họ. Nếu cứ theo như thế thì loạn mất.
Vừa qua có một nhóm tự nghĩ ra lối “tu luyện” kiểu như tát vào mặt nhiều lần, nhịn ăn nửa tháng, v.v. để tăng cường ý chí cho mạnh. Cố tình uống rượu cho say, để tự bộc lộ ra phía tăm tối trong tâm linh của mình, v.v. Và tự gọi đó là “môn phái” “tu luyện” gì đó, cho đó là phương pháp tu luyện siêu cấp, nhanh hơn và ưu việt hơn các phương pháp khác, “tín tâm” mạnh mẽ, v.v. Nhóm này gây khá náo động trong giới truyền thông trong thời gian vừa qua. Và trên các phương tiện truyền thông cũng gọi đó là “tu luyện”, là “môn phái” theo cách mà nhóm đó tự xưng. Nhóm chỉ có vài người thực hành theo cái họ tự chế mà cũng được gọi là “môn phái”!? Phương pháp lung ta lung tung đó mà cũng được gọi là “tu luyện”!? Cách gọi tên sai theo họ thì có nên không?
Tôi cho là không nên. Nếu các phương tiện truyền thông thật sự gọi đó là “tu luyện” vì không tìm được thuật ngữ khác, thì có lẽ nên để trong ngoặc kép, hoặc nói “cái gọi là tu luyện”, v.v. Chứ nếu không thì lẫn lộn mất. Khái niệm “tu luyện” vốn rất nghiêm túc cũng sẽ vì thế mà dần dần biến nghĩa trở thành rất không nghiêm túc.
Hiện tượng này không phải lần đầu. Đã có không ít tình huống tương tự.
Có những người theo Phật giáo thực hành chặt hoặc thiêu đốt một phần cơ thể (như ngón tay, cánh tay) và coi đó là để cúng dường cho Phật. Họ diễn giải rằng đó là làm theo Kinh Phật. Họ lý giải tu luyện là thành ra như thế. [1]
Có những người theo Kitô giáo khi đến ngày kỷ niệm Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, thì cũng thực hành lối hành xác như đóng đinh vào thân thể của mình. [2]
Thiên Đức
[1] https://vtc.vn/phong-su-kham-pha/ky-la-ong-su-tu-chat-canh-tay-minh-va-canh-tay-40-nam-khong-phan-huy-ar390324.html — “Kỳ lạ nhà sư tự chặt cánh tay mình, và cánh tay 40 năm không phân hủy” (VTC News)
[2] https://www.youtube.com/watch?v=dLsgMnzKhIc — “Giáo dân Philippines đóng đinh trên thập giá” (BBC)
Xem thêm: Video Phương pháp ‘tu luyện’ “tự nghĩ ra” của các bị cáo vụ án ở Bình Dương là gì?
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…