Categories: Xã luậnBlog

Những di tích 0 tuổi

Những người am hiểu công tác tu bổ di tích và quản lý các di sản văn hóa thường nói rằng, di tích chưa trùng tu thì chết từ từ, trùng tu rồi thì chết tức khắc. Đó là nhận xét rất chuẩn trong môi trường trùng tu các di tích những năm qua ở Việt Nam. Cầu ngói ở Nam Định là một ví dụ gần nhất.

Cầu ngói chợ Thượng (Nam Định) 300 năm tuổi, trước và khi đang trùng tu. (Ảnh trái: vnexpress.net/?; ảnh phải: giaoducthoidai.vn/2019)

Ở Việt Nam, khâu khảo sát đánh giá hiện trạng di tích và xem xét đánh giá di tích có còn nguyên trạng ban đầu hay không thật sơ sài, qua loa, làm cho có. Đến giải pháp trùng tu, người ta chọn giải pháp dễ để làm là hạ giải toàn phần, hư cái nào thay cái đấy. rồi chế biến, nâng nền, xây thêm, ngăn vách. Các mảng tường có giá trị kiến trúc nghệ thuật một vài trăm năm thì tháo dỡ hoàn toàn. Họ nói sẽ làm lại, nhưng cuối cùng hoặc làm lại quá xấu, hoặc sơn phết, tô trét dán vật liệu mới lên trên, hoặc là bỏ qua luôn.

Cầu ngói chợ Thượng (Nam Định) sau khi hoàn thành “cải tạo, tu bổ”. (Ảnh: FB Jang Kều)

Có người bạn tôi than phiền rằng “Di sản chết đi từ khi nó được phát hiện”, kể cũng không sai và thật chua cay. Di sản thành nhà Mạc ở Tuyên Quang bị tháo dở ra hoàn toàn để “phục dựng lại” như mới, nhìn còn tệ hơn xây mới. Các đình chùa, nhà thờ mà phần lớn nằm ở Đồng bằng sông Hồng đều “đại tu” không còn dấu tích xưa nữa, gạch đá đều như “phục chế” mới hoàn toàn. Hiện nay người ta đòi trùng tu nhà thờ Bùi Chu bằng cách… làm lại mới hoàn toàn. Người ta ngụy biện bằng hình thức này hay lý do khác để làm mới hoàn toàn. Chứ cái chân tản ở nhà thờ Bùi Chu rất đặc biệt, họ làm cột mới to gần gấp đôi chân tản thì làm sao sử dụng lại chân tản cũ? Làm mới hoàn toàn thì làm mới chứ cần chi phải làm lại theo hình thức cũ ? Nếu ta ưng hiện đại, hoành tráng thì ta làm một cái hơp thời bây giờ, đảm bảo công năng sử dụng và công suất cần khai thác, sao lại chỉ khác chút đỉnh mà phải làm lại, không trùng tu?

Nhà thờ Giáo xứ Trùng Phương (Nam Định) nguyên trạng và khi hạ giải tháp chuông vào năm 2019. (Ảnh trái: svbuichu.com/2008; ảnh phải: FB Nguyen Ngoc Hoai Nam/2019)

Công trình lún nứt là do chúng ta không bảo quản, tu sửa, thậm chí còn cho xe tải hạng nặng vào sát chân công trình hoặc vào cả công trình thì làm sao di tích không hư? Chúng ta phá dở mối liên kết tường chịu lực để làm cửa đi, phá bỏ các mối liên kết chịu lực để mở rộng không gian nhưng không tính đến khả năng mất cân bằng của các mảng tường còn lại bảo sao tường không nứt. Khắc phục những vấn đề đó trả lại nguyên trạng có gì khó?

Chúng ta luôn chọn giải pháp đơn giản dễ làm mà xóa bỏ các công trình di sản trên trăm năm tuổi được xây dựng bởi mồ hôi và nước mắt, xương máu của cha ông để xóa hết các dấu vết của sự hình thành và phát triển của dân tộc, của một vùng đất, của đất nước là có tội. Lịch sử dù buồn vui, dù muốn dù không nó vẫn là lịch sử, phải được tôn trọng. Không tôn trọng lịch sử thì đi dạy người khác cái gì?!

Giám đốc UNESCO tại Việt Nam vẫn ca ngợi Huế là nơi đáng đến để học công tác trùng tu. Hộ thành Huế chỉ hư một vài chỗ chúng ta lại cho cơ giới vào đào bới cả lên để đổ bê tông rồi dán đá lên trong khi hiện trạng là xếp đá khan, kỹ thuật làm kè truyền thống của cha ông ngày xưa tuyệt vời là thế, chúng ta lại sử dụng công nghệ hiện đại can thiệp vào di tích. Thật không thể hổ thẹn hơn nữa, thật khôi hài. Nếu công trình di tích nào chúng ta cũng hạ giải hoàn toàn, nhất là công trình có kết cấu gỗ gạch thì làm gì chúng ta còn có di tích hơn trăm tuổi nữa? Đó khẳng định là di tích 0 tuổi. Thủ tướng Phúc đã lên tiếng kịp thời vụ tháo dỡ toàn phần nhà cầu Hội An để trùng tu chứ không thì cũng như những công trình đền chùa ngoài Bắc hoặc cầu ngói Nam Định vừa qua. Ông giám đốc Unesco tai Việt Nam còn nói nhà thờ Bùi Chu được xây dựng từ những vật liệu giản đơn gạch ngói nên không cần giữ lại.

Đâu đó vẫn còn số lượng lớn người ủng hộ làm mới di tích, đau long là có số lượng kiến trúc sư ủng hộ giải pháp này – cơi nới di tích to hơn, rộng hơn hoặc làm mới hoành tráng hơn. Căn nhà nguyện cổ nhất Sài Gòn làm xong nhìn không ra nó đã trải qua gần 200 năm mà như mới xây dựng hôm qua. Họ không hề quan tâm tới giá trị lịch sử, văn hóa và ký ức của công trình đối với xã hội. Công trình di tích mà nhất là di tích trên tăm tuổi, trải qua thăng trầm của lịch sử đô thị, lịch sử nước nhà không còn chỉ mang giá trị của chủ sở hữu mà còn là tinh thần của cả xã hội.

Nhà nguyện nằm trong khuôn viên Tòa giám mục Tổng giáo phận (quận 3, TP.HCM) trước và sau khi trùng tu. (Ảnh trái: vnexpress.net/2013; ảnh phải: giadinh.net.vn/2017)

Vì sao một ngôi đình đẹp, có giá trị lịch sử như đình Lương Xá lại ngang nhiên bị phá bỏ và xây mới như thế? Thực tế, việc đình làng Lương Xá bị hư hại, xuống cấp là có thật, minh chứng là các cột rỗng ruột. người dân làng Lương Xá quyết tâm xây lại đình bằng bê tông cho chắc chắn. họ cho rằng đình Lương Xá đến nay vẫn chưa được công nhận là di tích quốc gia, vì thế, nó nằm ngoài Luật Di sản trong vấn đề sửa chữa, trùng tu. Nên mặc nhiên, họ có toàn quyền sửa chữa, đại tu, hạ giải làm mới.

Những người làm công tác quản lý di sản, trùng tu, tu bổ di tích không thương tiếc di sản, mong muốn làm mới hay phục chế cho có thì di sản vài chục năm nữa sẽ biến mất khỏi đất nước này. Việc trùng tu sai, trùng tu ẩu, sự vô tình thiếu hiểu biết của cộng đồng thì đã có nhiều ví dụ điển hình, chẳng trường hợp nào giống trường hợp nào nhưng tóm lại, di sản bị tàn phá không thương tiếc luôn trở thành chuyện đã rồi, chẳng có ai chịu trách nhiệm cả.

Ai chịu trách nhiệm về những sự xâm hại di tích nghiêm trọng đó. Nếu luật pháp không có những hành động mang tính răn đe thì chắc chắn, câu chuyện xâm hại di tích sẽ vẫn còn diễn ra trong phong trào trùng tu đang rầm rộ trên khắp đất nước. Đình lương Xá, Cầu tràng An, chùa trăm gian, Hộ thành Huế, nhà thờ Bùi Chu,cầu ngói Nam Định, hay Bưu điện thành phố HCM là những ví dụ nhứt nhói.

Xin được nhắc lại lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” tổ chức ngày 27/7/2018: “Để mất di sản, dù là một phần, chính là bắn súng vào quá khứ, đánh mất bản sắc dân tộc”.

Thành Cao Mpa (Kiến trúc sư)

Đăng theo Facebook Thành Cao Mpa với sự đồng ý của tác giả. 

Thành Cao Mpa

Published by
Thành Cao Mpa

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

7 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

39 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

52 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago