Một số năm trở lại đây, không khí lễ Halloween tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi nổi, dường như mọi người hưởng ứng ngày lễ này nhiều hơn, trong đó có cả những tổ chức giáo dục và trường học, liệu điều này có thực sự tốt cho con em của chúng ta?
Mỗi năm cứ đến dịp Halloween ở phương Tây, người ta lại được chứng kiến những cảnh tượng khủng bố đẫm máu, tượng trưng cho sự chết chóc tràn ngập các nơi: mặt nạ độc ác, mũ phù thủy, đầu lâu người chết, xác ướp, dơi, nhện…
Lễ Halloween có nguồn gốc từ châu Âu, phát triển mạnh ở châu Mỹ, đến nay theo con thuyền toàn cầu hóa, người phương Đông dường như rất hứng thú đón nhận ngày lễ này.
Trùng hợp là Halloween năm nay, một vụ tấn công khủng bố bằng xe tải đã xảy ra tại Manhattan, New York vào chiều thứ Ba 31/10 (giờ địa phương), ít nhất 8 người thiệt mạng và hơn chục người khác bị thương.
Tại nước ta, dường như lễ Halloween cũng được rất nhiều người hoan nghênh (hoặc ít nhất là không chống lại), trong đó có đủ thành phần nghề nghiệp, từ nhà giáo đến giới kinh doanh… Hoạt động Halloween cũng dần bắt chước không khác nhiều so với khu vực Bắc Mỹ với những hình ảnh hóa trang trông ghê rợn, khủng bố…
“Lễ Halloween giúp bọn trẻ vui thích, mở lòng ra, học cách hợp tác, chia sẻ, cùng giao lưu với nhau!” Đây có lẽ là suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh;
“Lễ Halloween là hoạt động được các trường học phương Tây yêu thích, giáo dục phương Tây ưu việt, không bao giờ sai.” Đây cũng tâm lý của nhiều thầy cô giáo;
“Halloween đã trở thành ngày hội lớn thứ hai ở phương Tây, mọi người cuồng nhiệt đón nhận, là cơ hội kinh doanh hiếm thấy, không thể bỏ qua, Halloween đại biểu cho cái gì không quan trọng, điều quan trọng là nghĩ ra những chiêu trò để thu hút khách mua.” Đây là cách nghĩ của giới kinh doanh.
Do điều kiện vật chất ngày nay đầy đủ hơn, đa số các bậc phụ huynh có điều kiện chăm sóc và nuông chiều con trẻ hơn… Tâm lý “sính ngoại” và cho rằng những gì thuộc về phương Tây đều tốt mà không cần kiểm chứng trước đã tạo nên những xu thế mới: các trung tâm Anh ngữ mọc lên như nấm sau cơn mưa, rồi tiếp đó là trường quốc tế, và xuất ngoại du học… Hòa tan trong làn sóng khát khao được hội nhập cùng quốc tế là sự du nhập của đủ loại văn hóa ngoại lai vào trong nước, người Việt đột nhiên có thêm một số ngày lễ để kỷ niệm do học từ thói quen của người phương Tây, và Halloween là một trong số đó.
Thực tế, ngày nay muốn biết rõ bối cảnh và nguyên nhân của lễ Halloween không có gì khó khăn, nhưng nhiều khi cha mẹ có thể tranh cãi nhau trong việc mặc bộ đồ hóa trang nào cho con hơn là dành thời gian tìm hiểu xem nguồn gốc lễ Halloween là gì và việc tham gia lễ này lợi hại thế nào. Có lẽ một phần cũng vì nghĩ để cho vui thôi…
Những ghi chép liên quan đến nguồn gốc của Lễ Halloween có thể truy về thế kỷ 5 Tr.CN. Những vùng như Ailen, Scotland và xứ Wales thuộc Tây Âu cổ đại, tức ngày nay gọi là Đảo Anh (chủ quyền nước Anh) là nơi sinh sống của người Celtic cổ đại, đón năm mới vào ngày 1/11 hàng năm, hoạt động chào mừng được tổ chức vào đêm 31/10. Khi đó vùng này còn trong trạng thái hoang vu man rợ của thời nguyên thủy. Trong đức tin nguyên thủy dị giáo của người Celtic thì ngày 31/10 là ngày ca ngợi vẻ đẹp của mùa thu, cúng tế vong hồn người chết. Druid (giáo sĩ) là chủ trì các lễ nghi tôn giáo. Họ tin vào tối hôm đó, “thần Chết vĩ đại” (Salman) sẽ hiệu triệu toàn bộ quỷ thần đã chết, chúng sẽ tìm người sống để tái sinh, hoặc nhập vào người sống biến thành các loại súc vật.
Người Celtic cổ bị chi phối bởi niềm tin này, vì thế rơi vào hoảng sợ và bất an, cuối cùng dùng cách hóa trang bản thân thành ma quỷ, cầu mong bình an bằng cách tự gia nhập vào thế giới tăm tối, tham gia vào xã hội tăm tối để tránh nguy hiểm, nhưng đâu ngờ bản thân lại biến thành một phần của thế lực tăm tối này. Các bộ lạc Celtic cổ cũng có truyền thống giết người sống hiến tế vào tối ngày 31/10. Vì vậy, đêm đó thực sự là một đêm đầy máu me, chết chóc, kinh dị.
Đến thế kỷ I, quân La Mã chinh phục bộ lạc Celtic, và sau đó các nhà truyền giáo Kitô giáo cũng đặt chân lên vùng đất man rợ này. Theo ghi chép, các nhà truyền giáo muốn ngăn chặn và loại bỏ tập tục lễ quỷ của người Celtic nên đã lấy ngày 1/11 là ngày “lễ vạn thánh” (All Saints’Day), để kỷ niệm tất cả các vị thánh đã qua đời, và định ngày 2/11 là “lễ các vong hồn” (All Souls’Day). Như vậy, các nhà truyền giáo khi đó đã dựa theo mục đích của họ để thiết lập các lễ hội Kitô giáo vào ngay ngày lễ quỷ, đây là một sai lầm. Vì như vậy, ngày lễ của Giáo hội bị lễ tế quỷ vấy bẩn, đây là một thử nghiệm nguy hiểm, giống như một ly mực trộn với một ly sữa, sẽ cho ra ly mực!
Từ đây về sau, tục giết người sống tế của người Celtic bị hủy bỏ, nhưng tục hóa trang giả ma quỷ và nghi thức tế quỷ tanh mùi máu dần dần thâm nhập hòa làm một với hoạt động mừng mùa màng bội thu của người La Mã. Bên ngoài, tuy người La Mã khi đó tin theo chúa Giê-su nhưng tín ngưỡng đa thần (bị xem là dị giáo) còn ảnh hưởng sâu sắc, khi đụng với tín ngưỡng dị giáo khác thì cộng hưởng hòa vào nhau là khó tránh khỏi.
Sở dĩ lễ tế quỷ có tên gọi Lễ Halloween nhằm mục đích được giữ lại trên quần đảo Anh (dường như cách làm của Giáo hội La Mã đã giúp bảo vệ truyền thống dị giáo, đây là một điều kỳ lạ). Cùng với sự phát hiện lục địa mới và nổi lên của “thế giới mới”, những người nhập cư Ireland và Scotland trong thế kỷ 19 đã mang theo Lễ Halloween vào các nước Bắc Mỹ và châu Đại Dương.
Thời nước Mỹ mới lập quốc, số người theo Kitô giáo chiếm đến hơn 97%, nhưng lễ quỷ của người Celtic lại vẫn có chỗ đứng có thể xem là chuyện lạ, vì tín ngưỡng nhất thần giáo theo đuổi sự thuần nhất và thánh khiết, vì thế việc có thể chấp nhận lễ quỷ thâm nhập vào cuộc sống và hòa cùng “thời khắc vui vẻ” quan trọng nhất của quốc gia, chỉ có thể giải thích rằng thời đầu lập quốc này, hệ thống của nó đã có vấn đề lớn: Lang sói đã trà trộn vào đàn dê.
Thế rồi đi cùng sự tái sinh của “Đế chế La Mã mới”, mọi thứ mang nhãn hiệu văn hoá Mỹ đều hừng hực khí thế. Với thao túng của đồng đô la đối với nền kinh tế toàn cầu, của hạm đội Thái Bình Dương với chính trị toàn cầu, văn hoá Mỹ đã trở thành “hình mẫu chuẩn mực” của thế giới, cũng mang lại cho Halloween một danh hiệu mỹ miều, và nhờ sức mạnh chuyển tải của văn hoá Mỹ đã lan ra toàn thế giới.
Trong cái đêm này, vô số người biến thành “quỷ” một cách cam tâm tình nguyện, đằng sau hiện tượng này chẳng phải có vấn đề trong thế giới tinh thần của chúng ta sao?
Ở phương Tây, hoạt động của lễ Halloween như sau: trước ngày bắt đầu, trường học cho học sinh diễu hành trong trường, “làm nóng” trước. Buổi tối, khi màn đêm gần buông, bọn trẻ bắt đầu hóa trang theo các hình dáng ma quái, tàn bạo, tanh mùi máu. Những đứa trẻ lớn tập hợp thành nhóm, còn những nhóm trẻ nhỏ tuổi hơn sẽ do cha mẹ dẫn đầu. Khi trời tối, những “ma quỷ” này xuất hiện, ra phố đi dạo, và mỗi khi họ gõ cánh cửa một gia đình, bọn trẻ sẽ nói: “trick-or-treat” (không cho kẹo sẽ có chuyện), còn những chủ nhà hiếu khách cũng chuẩn bị sẵn rất nhiều kẹo, hào phóng cho bọn trẻ.
Tại New York, kể từ năm 1973, vào đêm Halloween mỗi năm đều tổ chức diễu hành lớn (Halloween Parade), năm nào cũng có hàng chục ngàn người tham dự hóa trang diễu hành, số người đi xem còn nhiều hơn. Trong cuộc diễu hành đầy khí thế, vô số dạng tạo hình kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng được thể hiện, cuối cùng đoàn diễu hành sẽ đến khu vực người đồng tính luyến ái hoang dã nhất ở New York, những người hóa trang sẽ cùng nhảy múa reo hò với những người đồng tính.
Nếu phải dùng một câu diễn tả chính xác tình hình đêm Halloween nơi đây, có lẽ phải gọi là “Khiêu vũ cuồng loạn của bầy quỷ”.
Như vậy, bọn trẻ học được gì qua đêm Halloween?
Trong mắt nhiều bậc cha mẹ ngày nay, hoạt động của đêm Halloween dường như vui vẻ, vô hại, không có gì đáng sợ, nguyên nhân vì chúng ta không có trải nghiệm qua đêm Halloween như ở Tây phương. Hoạt động Halloween cũng được điều chỉnh cho phù hợp với hình ảnh của mình, khiến nó không có gì khủng khiếp cho lắm. Nhưng có điểm rõ ràng, đây là nơi “nảy mầm” của các loại hình ảnh ma quỷ, dường như nhiều người không cảnh giác về vấn đề này. Tự hỏi, trẻ có thể học được điều gì khi tham gia vào các hoạt động Halloween?
“Trick-or-treat”, không cho kẹo sẽ phá phách, trò chơi khăm cấp thấp này đã được chấp nhận, hành vi của bọn trẻ không chỉ không chịu giáo huấn uốn nắn của người lớn, còn được ngầm đồng ý, thậm chí khuyến khích. Ma quỷ, chết chóc và cõi âm dường như không còn gì đáng sợ, thậm chí cả xác chết cũng rất thú vị, mọi giá trị của nhận thức thông thường bị đảo lộn, và cũng được chấp nhận. Người ta đi tìm “linh cảm” mới lạ từ các loại hóa trang kỳ dị, khủng bố, ác tâm này, để được chú ý…
Thực tế, hoạt động lễ quỷ này chính là chứng bệnh khó chữa của giáo dục Tây phương: “Have Fun!” (Hưởng thụ niềm vui) Nhưng vấn đề là, Fun có nhiều loại, tại sao lại đi đồng hành cùng ma quỷ?
Văn hóa phương Đông có một truyền thống tin rằng “khí” là nguồn gốc vạn vật, là khởi thủy của vạn vật, và “khí” giữa trời đất có phân thành chính và tà. Đêm Halloween là thời khắc đầy tà khí, ma quỷ lộng hành, bầy quỷ nhảy múa, khí âm cực thịnh, thời khắc này đáng ra phải tránh. Tương tự như tiết Thanh minh là một trong những lễ quỷ, trong ngày này người ta thường hạn chế những hoạt động vui vẻ, thận trọng trong lời nói và hành động, những bậc trưởng bối thường nhắc nhở con cháu không tùy tiện đi ra ngoài vào ban đêm; một ví dụ nữa như đêm ngày Đông chí, là đêm dài nhất trong năm, âm khí cực thịnh, cũng được cho là không nên ra ngoài, nếu ai ở bên ngoài thì cố gắng về nhà sớm…
Có thể thấy, trong những đêm tà khí cực thịnh người ta hạn chế cho trẻ ra ngoài vui chơi, đừng nói gì đến hóa trang biến thành ma quỷ. Một vài lời chia sẻ từ quan điểm cá nhân với mong muốn điều tốt lành cho mọi người, hy vọng các bậc cha mẹ hãy cân nhắc lựa chọn thú vui thiện lành cho con cái của mình.
Mẹ Bông
Xem thêm:
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…