Khi những người biểu tình trong và ngoài Trung Quốc hô vang các khẩu hiệu như “Tập Cận Bình hạ đài” và “Đảng Cộng sản hạ đài”, đồng thời phát động nhiều cuộc biểu tình lớn và rộng khắp Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột công bố thông tin cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân qua đời, gây nhiều đồn đoán.
Một vụ hỏa hoạn bùng phát tại chung cư ở Urumqi (Tân Cương) tối ngày 24/11 khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, đã dẫn khởi sự phẫn nộ của người dân Trung Quốc. Nhiều cuộc biểu tình lớn chống phong tỏa, chống zero COVID và chống chính quyền đã nổ ra tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán và nhiều tỉnh thành khác trên toàn Trung Quốc vào 2 ngày cuối tuần qua, nhận được sự ủng hộ và đoàn kết của người dân trong và ngoài nước.
Sau 3 ngày im lặng, ông Trần Văn Thanh, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ tuyên bố rằng “phải kiên quyết trấn áp các hoạt động xâm nhập, phá hoại của các thế lực thù địch theo quy định của pháp luật, kiên quyết trấn áp các hoạt động gây rối theo quy định của pháp luật và các tội phạm về trật tự xã hội”.
Một tuần kể từ sau vụ hỏa hoạn ở Tân Cương, người dân trên toàn thế giới đang chú ý đến bước đi tiếp theo của “Phong trào Giấy trắng” tại Trung Quốc. Các cuộc biểu tình trong tuần này nhỏ hơn và rải rác hơn, hôm thứ Ba (29/11), Quảng Châu lại bùng phát biểu tình, đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và dân thường đã nổ ra, cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình.
Trong hoàn cảnh này, thông tin cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân qua đời đã được công bố.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin ông Giang Trạch Dân qua đời tại Thượng Hải lúc 12:13 ngày 30/11 do bệnh bạch cầu và suy đa tạng, hưởng thọ 96 tuổi.
Sau khi tin tức được tung ra, nhiều người đùa rằng ông Giang “chết đi sống lại”. Đây là lần đầu tiên ĐCSTQ chính thức tuyên bố về cái chết của ông, lại đúng thời điểm “Phong trào Giấy trắng” đang bộc phát trên khắp Trung Quốc.
Trên mạng xã hội ngoài Trung Quốc, nhiều cư dân mạng đã thảo luận về vô số tội ác khi còn sống của Giang, nhiều người cũng suy đoán về thời điểm tung tin của ĐCSTQ là nhằm để chuyển hướng dư luận khỏi các cuộc biểu tình.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã bất ngờ tung tin kết luận vụ án của Ngô Diệc Phàm nhằm chuyển hướng dư luận, nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi, sự phẫn nộ của người dân vẫn không suy giảm và cuộc biểu tình vẫn lan rộng.
Có cư dân mạng nói: “[Tin tức lão ấy] chết tận mấy lần rồi. [Lão] chết hay không cũng như nhau, nhân dân không còn hứng thú với lão nữa. Hiện nay toàn dân đều muốn tội nhân của lịch sử, ma quỷ hại nước hại dân đó ợ hơi chết tốt, chỉ sợ nó lại xác chết vùng dậy (???), làm rối lên nữa… thôi coi như tính xong nợ.”
“Lần này là thật sao ta?”
“Tân Hoa Xã đưa tin đó, lần này không chết cũng phải chết.”
“Lợi cho lão quá rồi, thoát khỏi phán xét của luật pháp thế gian.”
“Người ai cũng chết, hoặc nặng như Thái Sơn, hoặc nhẹ như lông hồng… Đồng chí Giang Trạch Dân sẽ vĩnh viễn bị đóng đinh vào cột sỉ nhục của tội nhân lịch sử.”
Cư dân mạng Việt Nam cũng sôi nổi bàn luận:
Chuyện tồi tệ nhất mà Giang Trạch Dân đã làm trong đời là phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.
Điều tà ác nhất là cuộc tàn sát mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để cấy ghép do Giang khởi xướng.
Ông Hạ Cường, Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Gan của Bệnh viện Nhân Tế Thượng Hải, được “Tổ chức Thế giới điều tra về bức hại Pháp Luân Công” (WOIPFG) liệt vào danh sách những người phải chịu trách nhiệm về mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Ngày 26/1/2005, “Nhật báo Giải phóng” của Thượng Hải đưa tin ông Hạ Cường, Giám đốc Trung tâm cấy ghép gan của bệnh viện Nhân Tế, nói với các phóng viên rằng: “Tôi bị ám ảnh bởi việc cấy ghép gan.” “Bây giờ tôi gần như bị nghiện. Nếu không gặp bệnh nhân trong phòng bệnh một ngày, tôi sẽ cảm thấy bồn chồn. Tôi thực hiện ít nhất 2 – 5 ca ghép gan mỗi tuần.”
Ngày 22/6/2016, luật sư nhân quyền người Canada David Matas và ông David Kilgour – cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương và phóng viên điều tra cấp cao người Mỹ Ethan Gutmann đã cùng công bố “Báo cáo điều tra về vụ cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ”.
Ba tác giả ước tính số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc khoảng 60.000 – 100.000 ca mỗi năm, và có thể lên tới 1,5 triệu ca kể từ năm 2000. Nguồn cung cấp nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công.
ĐCSTQ mổ cướp nội tạng hàng loạt các học viên Pháp Luân Công còn sống là hành động tàn bạo tà ác nhất, kể từ sau cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai.
Tuyết Mai (t/h)
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…