Trước đại kiếp làm sao tránh khỏi họa? Khải thị từ 10 thảm họa Ai Cập

Virus Trung Cộng (virus corona chủng mới) đang hoành hành khắp toàn cầu: Dẫu là thương nhân giàu có, giới chủ lưu trong xã hội hay các bậc trí giả, chuyên gia, cũng đều không phải là lý do được xá miễn. Như 10 thảm họa Ai Cập được ghi chép trong “Kinh Thánh”, dẫu một quốc gia giàu có, một quân đội hùng mạnh tới đâu, nếu mất đi sự bảo hộ của Thần, sẽ đều bị hủy chỉ trong chớp mắt. Những người Israel được Thần bảo hộ, chỉ dựa vào thụ ấn máu dê, chỉ dựa vào Thần trượng trong tay Moses đã có thể vượt qua kiếp nạn. Ngày nay, liệu có còn một pháp bảo tránh nạn như vậy nữa không?

Dưới đây là bài viết của Tần Thuận Thiên, thể hiện quan điểm riêng của tác giả, được đăng trên Epoch Times tiếng Trung

Phương pháp thì đơn giản, ân điển lại vô lượng, nhưng chỉ có thể giúp những người có niềm tin. Thực tâm hối cải Thần sẽ nghe thấy, bởi lẽ Ngài đang chờ đợi sự hối lỗi của con người. (Tranh: Moses trở lại từ núi Siniai trong tay cầm 10 Điều răn của Thiên Chúa – paintingvalley.com)

10 kiếp nạn của Ai Cập

Vào thế kỷ 13 Trước Công Nguyên, Pharaon, vua Ai Cập vẫn không tin vào các chính Thần, không đồng ý thả người Israel đang bị nô dịch. Vì để cứu người Israel thoát khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đã giáng xuống những kiếp nạn nghiêm trọng hết đợt này tới đợt khác.

Nước sông biến thành máu

Nước trên dòng sông Nile lập tức biến thành máu, cá chết trên sông, đầy mùi xú uế. Mất đi sự bảo hộ của Thần sông Ai Cập, người dân cả nước hoang mang. Tròn 7 ngày sau, nước sông mới trong xanh trở lại. Sau khi sự việc qua đi, Pharaon Ai Cập lại cho rằng nước sông trở thành màu đỏ là ngẫu nhiên, cho rằng đó là lẽ đương nhiên.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Nạn ếch nhái

Ếch từ sông Nile tràn lên bờ, chui vào khắp xứ Ai Cập. Trong hoàng cung, nhà dân, trên bàn ăn, trong chăn đệm, khắp nơi đều là ếch nhái. Trong đêm rất nhiều người giật mình tỉnh giấc bởi những chú ếch ẩm ướt, nhớp nháp.

Pharaon bất lực đành phải thỉnh cầu Moses, xin Thần thu hồi đám ếch nhái, và đồng ý cho người Israel được tự do. Nhưng tai họa vừa biến mất, Pharaon lại hối hận, không để người Israel đi.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Nạn rận rệp

Đột nhiên những chú rận căng mòng bám khắp mình mẩy của người Ai Cập và gia súc của họ, khiến mọi người khó có thể nhẫn chịu.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Nạn ruồi nhặng

Hàng đàn ruồi nhặng bay khắp cung điện và nhà dân tại Ai Cập, nơi nào cũng ô uế, nhưng nơi ở của người Israel lại không có một bóng con ruồi nào.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Dịch bệnh gia súc

Những loài gia súc giữa cánh đồng Ai Cập, gồm ngựa, lừa, lạc đà, bò, dê đều bị nhiễm ôn dịch rất nghiêm trọng, hầu như tất cả đều chết gục. Pharaon cho người đi điều tra, lại phát hiện thấy gia súc của người Israel không hề gặp nạn. Nhưng ông vẫn cố chấp trong tâm, không cho phép người Israel rời đi.

Gia súc của người Israel không bị bệnh. Ảnh: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Thảm họa thứ 7 của Ai Cập, mưa đá, Tác phẩm do John Martin điêu khắc vào năm 1828. (Ảnh cộng đồng)

Nạn chốc ghẻ

Con người và gia súc khắp mình mẩy đều nổi ung nhọt và lở loét, ngay cả rất nhiều thuật sĩ thi triển pháp thuật và niệm chú cũng khó có thể đứng vững vì mụn nhọt.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Nạn mưa đá

Pharaon không biết hối cải, nên Thiên Chúa đã định sẵn ngày giờ, quyết định giáng mưa đá. Ngày đó đã tới, đó là trận mưa đá lớn nhất từ khi Ai Cập khai quốc tới nay, Mọi thứ trên cánh đồng, gồm cả con người, gia súc, thực vật đều dập nát. Nhưng nơi ở của người Israel lại không có một cục mưa đá.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Pharaon thất kinh, đành phải triệu mời Moses và Aaron (anh trai của Moses) tới, tự mình nhận tội, thừa nhận công lý của Đức Jehovah (Giê-hô-va), cầu xin dừng mưa đá. Moses giơ tay lên cầu xin, sấm sét và mưa đá dứt hẳn. Tai họa vừa biến chuyển tốt, pharaon lại bội tín bội nghĩa, không chịu thả người Israel.

Nạn châu chấu

Tiếp theo là nạn châu chấu! Châu chấu bay rợp trời rợp đất, che kín cả mặt trời. Những nơi chúng đi qua không còn chút màu xanh.

Muốn cầu cứu Thần giúpdịch bệnh biến mất, pharaon một lần nữa đành phải nhận tội với Moses. Moses lại chấp nhận thỉnh cầu của pharaon, châu chấu bị gió bắc cuốn ra biển.

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Nạn tối đen như mực

Nạn châu chấu qua đi, nhưng thái độ của pharaon vẫn rất cứng nhắc, kết quả lại chiêu mời thảm họa trời tối đen như mực. Liên tiếp ba ngày ba đêm không có ánh mặt trời, khắp mặt đất Ai Cập được bao phủ bởi bóng đêm đặc sánh, thò tay cũng không nhìn thấy năm ngón. Mọi người gặp nhau không thể phân biệt được ai với ai, cũng không dám ra khỏi cửa. Nhưng trong nhà của người Israel lại sáng trưng.

Người Ai Cập kính ngưỡng Thần Mặt Trời, nên khi phát hiện ra Thần Mặt Trời không còn bảo hộ họ nữa, trong cơn hoảng loạn, họ đành phải phản tỉnh bản thân. Pharaon lại triệu mời Moses, đồng ý sẽ cho người Israel rời đi. Moses yêu cầu mang theo gia súc làm vật tế Thần, pharaon kiên quyết từ chối và dùng cái chết để uy hiếp Moses.

Đại kiếp con trai trưởng xứ Ai Cập đều bị chết

Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported license.

Ngàn lời thuyết phục, thỉnh cầu và cảnh cáo cũng không thể lay động trái tim của Pharaon. Vậy nên, Thần đã tới đòi nợ.

Đại kiếp nạn giáng xuống vào lúc nửa đêm. Tất cả người Ai Cập, từ pharaon tới nữ tì, thậm chí là phạm nhân trong ngục, con trai trưởng và những gia súc sinh đầu của họ, toàn bộ đều bị Thần cử sứ giả tới tiêu diệt. Người Israel làm theo lời dặn dò của Thần, bôi máu dê lên xà ngang, khung cửa, không một người hay gia súc nào gặp họa.

Tại Ai Cập, con trưởng là sự tôn nghiêm của một gia đình. Nhưng mỗi gia đình Ai Cập chí ít đều chết một người con trưởng! Ai nấy đều tan nát cõi lòng, tiếng khóc than khắp chốn. Pharaon đành phải đồng ý để người Israel mang theo gia súc mau chóng rời đi.

Chẳng bao lâu sau, Pharaon lại hối hận, hạ lệnh cho quân đội đuổi theo người Israel, Moses dùng quyền trượng trong tay rẽ nước Biển Đỏ, biến lòng biển thành đường cạn. Sau khi người Israel thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Pharaon, nước biển lại nhanh chóng lấp đầy đáy biển. Đội quân Ai Cập truy sát người Israel đều bị chết đuối giữa Biển Đỏ.

Moses dẫn người Israel vượt qua Biển Đỏ. Tác phẩm của Ivan Konstantinovich Aivazovsky, họa sĩ người Nga. (Ảnh internet)

10 thảm họa Ai Cập không phải chuyện thần thoại

10 kiếp nạn được ghi chép trong “Kinh Thánh” đều là phép thuật mà Đức Jehovah ban cho Moses và Aaron, nhằm triển hiện thiên tai tại nhân gian. Giơ trượng hướng vào nước, nước biến thành máu, ếch nhái tràn lên bờ; giơ trượng hướng vào đất, rận rệp đầy mình; giơ trượng lên Trời, mưa đá khiến mặt đất bầm dập, trời đất đều tối đen như mực.

Thần hành sự tại nhân gian, chắc chắn sẽ dùng những phương thức mà con người có thể hiểu. Vậy nên ngàn vạn hiện tượng tự nhiên đều là công cụ của Thần, quy luật tự nhiên chính là pháp lực của Thần hiển lộ tại nhân gian, là triển hiện của quy luật vũ trụ tại cõi người.

Những khám phá khảo cổ khác nhau đã chứng minh rằng 10 thảm họa Ai Cập không phải là chuyện thần thoại huyền hoặc, mà là sự thực lịch sử. Vị Pharaon kế vị khoảng 1.200 năm Trước Công Nguyên, xác thực không phải là con trai trưởng. Sự thực lịch sử này hoàn toàn tương thích với kiếp nạn con trai trưởng bị chết. Số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thời Ai Cập cổ đại xác thực đã xảy ra 10 kiếp nạn tự nhiên, từng kiếp nạn đều ứng với miêu tả trong “Kinh Thánh”. Tại đây chỉ xin tóm gọn.

Trước khi đại kiếp xảy ra Thần đã cho Pharaon 9 cơ hội

Thần đã ban bình yên cho con người, cớ gì hết lần này tới lần khác lại giáng họa cho người Ai Cập? Hơn nữa, đại kiếp mất con cuối cùng quá thảm khốc. Phải chăng vì muốn cứu người Israel, Thần đã quá tàn khốc?

Mọi chuyện ắt phải có nhân quả. Người Israel bị người Ai Cập nô dịch, đàn áp suốt 400 năm. Pharaon từng hạ lệnh giết chết toàn bộ những bé trai người Israel mới sinh. Vậy nên khi Thiên Chúa phán bảo Moses từ bụi gai đang bốc cháy, đã dự báo rằng kết cục của người Ai Cập là “con trai trưởng bị giết chết”. Đây là quả báo cho việc Pharaon giết con trai trưởng của người Israel.

Dẫu kẻ cầm quyền có thế lực hùng mạnh tới đâu, lẽ tất nhiên cũng đều bị chế ước bởi phép tắc của Trời đất, làm trái Thiên ý tới một lúc nhất định, Thần tất nhiên sẽ can thiệp. Hành động bạo ngược như vậy nếu không bị trừng trị, mới gọi là Thiên Thượng vị tư. Nếu giết người đền mạng không trở thành công lý, đây mới là điều bất nghĩa của Thần. Giáng tai họa chính là việc Thần đang chiếu rọi công lý, cân bằng quy luật của vũ trụ. Thần xét xử không bao giờ sai sót.

Nhưng Thần cũng không ngay lập tức trừng phạt Pharaon và đất nước của ông ta, không tiêu hủy Ai Cập trong một đại kiếp nạn, mà phân chia thành 10 kiếp nạn khác nhau để cảnh báo ông ta. Hết lần này tới lần khác, Thần đã cấp cho ông ta 9 cơ hội, hy vọng pharaon thực sự hối cải, nhưng cuối cùng Pharaon vẫn không tỉnh ngộ mà còn từ chối gặp lại Moses vào phút cuối, từ chối hy vọng duy nhất được đắc cứu của mình.

10 kiếp nạn này lẽ ra đã không xảy ra. Thiên Chúa chỉ muốn đưa người Israel ra khỏi Ai Cập, nhưng Pharaoh tự cho mình là đúng, đã không thuận theo Thiên ý, nên quả báo đã hiển hiện trước mắt.

Lẽ nào tất cả người Ai Cập đều có tội?

Hành vi đơn độc của Pharaon cuối cùng lại hủy diệt cả đất nước và con dân của ông ta. Nhưng lẽ nào tất cả người Ai Cập đều nên chịu nỗi đau mất con này sao? Lẽ nào tất cả người Ai Cập đều có tội?

Mỗi một mệnh lệnh tàn bạo của kẻ cầm quyền, bao gồm việc nô dịch người Israel, giết hại con trai trưởng của người Israel, đều do toàn bộ người dân Ai Cập thực thi triệt để nên mới trở thành tội ác. Từ linh mục, quan viên cho tới thường dân tại Ai Cập, từ người có quyền có thế tới kể bần tiện nghèo hèn, từ trên xuống dưới, không một người Ai Cập nào không phục tùng quyền lực của Pharaon dưới danh nghĩa tận hết chức trách và lòng trung thành. Dẫu không tham gia hành ác, nhưng họ cũng có những ngôn từ hoặc tư tưởng phụ họa. Họ không những không cảm thấy xấu hổ vì đã nô dịch người Israel, mà còn cười nhạo Moses, phỉ báng chính Thần, xúc phạm chính Thần.

Trước đại kiếp, liên tiếp xảy ra những kiếp nạn nhỏ, Thần đã hiển thị rất nhiều thần tích cho người Ai Cập: Tại cùng một quốc gia, hai nơi liền kề nhau, dẫu là nạn ếch nhái, rận rệp, hay ruồi nhặng, đều không truyền nhiễm cho người Israel. Khi khắp mặt đất tối đen như mực, duy nhất chỉ có nhà người Israel có ánh sáng. Khi gặp mưa đá, ôn dịch, gia đình người Israel đến một cái móng ngựa cũng không hao tổn. Con đầu của toàn bộ người Ai Cập và gia súc đều bị giết, nhưng gia đình người Israel cả người và vật đều bình yên.

Người Ai Cập còn từng được cảnh báo: Nếu thu gom gia súc và lương thực, hoa màu trên cánh đồng của mình, tập trung vào nơi an toàn, thì sẽ không gặp phải mưa đá. Dẫu là đại kiếp mất con, Thần cũng không trừng phạt toàn bộ người Ai Cập. Moses cho tín đồ của mình truyền tin cảnh báo tất cả mọi người, gồm cả người Ai Cập rằng: Thảm họa sắp giáng xuống, nếu bôi máu dê lên xà ngang và khung cửa, có niềm tin vào Thần sẽ được miễn xá tai họa.

Nhưng đa số người Ai Cập lại chế giễu, châm chọc điều này, cho rằng đó là mê tín. Kỳ thực, dẫu không tin vào chính Thần, nếu dùng tiêu chuẩn thiện ác thị phi mà đo lường, thì người Ai Cập cũng nên chất vấn người thống trị của họ: Điều vị vua của họ làm có hợp với đạo lý hay không? Bản thân họ chấp hành mệnh lệnh của Pharaon có phải là đang giúp Trụ hành ác? Liệu họ có thấy xứng đáng với lương tâm của chính mình? Điều này không cần quá nhiều kiến thức, chỉ cần một chút lương tri sẽ thấy rõ. Đáng tiếc là, toàn bộ người dân Ai Cập đã tham gia vào cuộc bức hại người Israel, nhưng vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

Cho nên, không phải là Thần đang trừng phạt con người, mà là người Ai Cập đã tự lựa chọn tương lai cho chính mình.

Phương pháp thoát khỏi kiếp nạn vô cùng đơn giản

Bài học giáo huấn trong lịch sử nói rõ rằng: Người dân Israel tay trắng, chỉ dựa vào ấn ký máu dê, chỉ dựa vào cây Thần trượng trong tay Moses, đã có thể bước ra khỏi kiếp nạn. Trong khi quốc gia giàu có sung túc như Ai Cập, quân đội hùng mạnh như vậy, một khi mất đi sự bảo hộ của Thần, lại sụp đổ chỉ trong chớp mắt.

Cũng vậy, ngày nay khi ôn dịch Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đang hoành hành trên toàn thế giới, bất kỳ quốc gia nào cũng không thể phòng ngừa. Biết bao lãnh đạo, chức sắc uy danh lẫm liệt, hay giới danh giá trong xã hội, các học giả, chuyên gia, đều không thể lấy đó làm lý do được xá miễn, họ đều có thể là đối tượng mà virus nhắm vào.

Theo cách nói của tôn giáo, 10 kiếp nạn Ai Cập là một lần diễn tập cho đại kiếp nạn toàn cầu vào thời mạt thế. Kế hoạch của Thần sớm đã hoàn tất, thế giới vẫn đang chiểu theo kế hoạch đó, từng bước tiến về phía trước mà thôi. Ngày nay, sự thay đổi của hình thế trên toàn thế giới và bước đi của ôn dịch đã hoàn toàn ứng nghiệm với rất nhiều lời dự ngôn Đông Tây kim cổ.

Trong cảnh hỗn loạn, sự an bài của Thần xưa nay không hề sai lệch. Thần nắm giữ tất cả, tra xét từng suy nghĩ lớn nhỏ của con người không hề bỏ sót. Ôn dịch là phép thử xem liệu mỗi người có còn giữ trong mình công lý? Lúc này, khi bất lực không thể tự cứu, chúng ta những người cách Thần quá xa, phải chăng nên quy chính và biết kính sợ Thần? Phải chăng chúng ta cần thực tâm hối cải: Cuộc sống phóng túng hưởng lạc của chúng ta, phải chăng sớm đã đi ngược lại với an bài mà Thần dành cho con người? “Chính trị ba phải” (political correctness) và thuyết cho rằng “cái gì cũng chỉ là tương đối” phải chăng đã khiến chúng ta mất đi nguyên tắc và đạo lý? Văn hóa và nghệ thuật của chúng ta phải chăng ngày càng không thể phân biệt thiện ác, xấu đẹp, ngày càng trụy lạc, biến dị? Trong chuyện kinh doanh, những cuộc giao dịch thương mại của chúng ta có biết bao chuyện tổn hại đạo lý, có bao nhiêu bí mật không thể để người khác biết? Trong những lĩnh vực khoa học không phù hợp với đạo đức, liệu chúng ta có đang diễn vai phản bội Thần? Liệu chúng ta có tin vào Thần linh, nhưng lại không tuân theo những giới luật của Ngài?

Y tá Mỹ đang cầu nguyện

Nhìn rõ con đường dịch bệnh, sẽ thấy rằng đã tới lúc chúng ta cần tỉnh ngộ. Thần đang thanh lọc trái đất, lợi dụng virus thanh lý tất cả những thứ phản Thần đang ẩn nấp bí mật xung quanh chúng ta, từ chính trị tới thương nghiệp, từ khoa học tới văn hóa, từ bộ óc tới tâm hồn của chúng ta. Phía đối lập với Thần chính là quỷ Sa tăng, thứ học Thuyết vô thần không cho phép con người tin vào Thần! Có bao nhiêu người trong chúng ta, vì tìm kiếm lợi ích và hư vinh, đã lấy lòng thể chế Vô Thần Luận, từng làm những việc bất chính, hòa hoãn với ma quỷ? Thuyết Vô Thần là nguyên nhân căn bản gây hiểm họa diệt vong cho chúng ta. Bởi lẽ, nó khiến chúng ta bị ngăn cách với ân điển của Thần.

Trong 10 kiếp nạn Ai Cập, Thần đã vì con người mà thiết lập dấu máu dê có thể phân biệt con người với nhau trong kiếp nạn. Khi sứ giả đi đòi nợ, gia đình nào có ấn ký này sẽ được bỏ qua. Chỉ dựa vào ấn ký này, Thần đã phân loại con người trong kiếp nạn. Ngày nay, liệu chúng ta có thể tìm được pháp bảo cứu mệnh như vậy không? Nếu bạn động niệm này, sẽ có thể đắc được. Phương pháp rất đơn giản, ân điển là vô lượng, nhưng chỉ có thể giúp được những người có lòng tin. Thực tâm hối cải, Thần sẽ nghe thấy, bởi lẽ Ngài đang chờ đợi sự hối lỗi của con người.

Tổng thống Donald Trump cùng phó Tổng thống Mike Pence cầu nguyện.

Đại kiếp đã tới ngay trước mắt, thảm họa từng bước leo thang, chính là Thần đang kêu gọi con người chứng kiến, sinh tử họa phúc, được mất cát hung, tất cả đều đang sáng tỏ trước mắt mỗi người. Ngày được cứu rỗi là có thật, nhưng ân điển sẽ không kéo dài vô hạn, bởi lẽ sự cứu rỗi này là phụ thêm. Hơn nữa, số người bị đòi nợ và trừng phạt lại rất nhiều, một khi cổng Trời khép lại, thì ơn cứu độ sẽ chẳng thể kiếm tìm.

Bài viết của Tần Thuận Thiên, thể hiện quan điểm riêng của tác giả, được đăng trên Epoch Times tiếng Trung

Xem thêm:

Tần Thuận Thiên

Published by
Tần Thuận Thiên

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

19 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

1 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago