Chuyên đề

Vì sao vợ chồng Trung Quốc ngày nay không gọi nhau là lang quân, nương tử?

Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, tại sao lại có nhiều mâu thuẫn gia đình như vậy? Tại sao đàn ông lại hay cảm thấy bồn chồn, lăng nhăng và thiếu trách nhiệm? Các học giả nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng: Ngoài những hành vi xấu như ‘giết người, trộm cắp, lừa đảo, dâm loạn và say rượu’, cũng có mối liên hệ với những từ ngữ tiêu cực như ‘lão công – lão chồng’, ‘tiểu tam’ tràn lan trong xã hội.

֍

Vì từ ‘lão công – 老公’ (chồng) ban đầu dùng để chỉ các thái giám. ‘Lão công’ ban đầu được các kỹ nữ trong nhà chứa dùng để đe dọa lẫn nhau, hoặc gọi những thái giám xấu xa và đê tiện. Vì vậy, những người phụ nữ hiền thục của Trung Hoa dùng cách gọi này để gọi chồng mình là không phù hợp, có thể coi là ‘nguyền rủa’.

Văn minh Trung Hoa kéo dài 5.000 năm, phong phú và sâu sắc, mỗi chữ Hán đều có ý nghĩa sâu xa. Trong 5.000 năm qua, cách gọi giữa vợ chồng ở Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, trong đó sự biến đổi lớn nhất và cũng là đáng buồn nhất chính là cách gọi ‘chồng’. Sự thay đổi này chứng minh một thực tế không thể chối cãi — địa vị lịch sử của đàn ông Trung Quốc luôn trong xu thế giảm sút, giảm sút và lại tiếp tục giảm sút.

 

Ngày xưa, người vợ gọi chồng là ‘lương nhân’, từ đây chúng ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh vẻ vang, cao sang của người chồng thời xưa. Trong thơ xưa có câu:Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi, Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.” (Nhà em vườn ngự kề bên, Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang).

Từ ‘lương nhân’ không chỉ giới tính đàn ông hay đàn bà. Vợ gọi chồng là lương nhân và chồng gọi vợ cũng là lương nhân. Có thể thấy, địa vị nam nữ thời bấy giờ tương đối bình đẳng, nhưng danh hiệu trung lập về giới tính này cũng mang đến sự bất tiện cho các đôi.

Vì vậy, sau này, căn cứ theo cách giải thích của từ ngữ, cách phát âm và ý nghĩa của chữ ‘Lương’ được thêm bộ “phụ – 阝” vào bên phải trờ thành chữ ‘Lang 郎’; thêm bộ “nữ – 女” vào bên trái của chữ ‘Lương’ trở thành chữ ‘Nương 娘’.

“Lang” nghĩa là chồng. Lý Bạch có câu ‘Lang kỵ trúc mã lai, nhiễu sàng lộng thanh mai’ (Chàng cưỡi ngựa tre lại. Chạy quanh giường nghịch ném quả mơ xanh).

Trong Nghĩa Sơn có câu ‘Lưu lang dĩ hận Bồng Sơn viễn, hựu cách Bồng Sơn nhất vạn tùng’ (Chàng Lưu chỉ hận Bồng Sơn cách. Nào biết Bồng Sơn cách mấy trùng). 

Trong thơ Hoa Gian có câu ‘vấn lang hoa hảo nông nhan hảo’, cũng thể hiện cách xưng hô thân thiết của chữ ‘lang’.

(Tranh: Họa sĩ Cừu Anh thời Minh, Public Domain)

Người xưa cho rằng các từ đơn âm tiết dường như quá ngọt ngào, vào thời điểm đó, ngoài một vài người như Trịnh Tụ và Câu Dặc, thì hầu hết các phụ nữ có trọng lễ tiết đều ngại ngùng khi nói từ này trước mặt người khác.

Vì thế người ta sẽ thêm một từ vào đầu hoặc cuối để biến nó thành một từ có hai âm tiết, tức là thêm từ ‘quân’ vào sau từ ‘lang’; thêm từ ‘tử’ vào sau từ ‘nương’ để trở thành một từ và vẫn thể hiện sự thân mật giữa vợ chồng là ‘lang quân’ và ‘nương tử’.

Ban đầu, ‘nương tử’ chỉ dùng để gọi những cô gái trẻ tuổi. Đến thời nhà Đường, nó trở thành cách gọi dành cho vợ.

Vợ gọi chồng là ‘lang quân’, là cách gọi trang nhã dành cho chồng; chồng gọi vợ là ‘nương tử’, là cách gọi yêu thương dành cho vợ.

Nhà Tống là thời đại thường xuyên có sự giao lưu văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Trong  cách gọi giữa vợ chồng, do từ ‘quan gia’ xuất hiện trong triều đình lúc bấy giờ, nên trong dân gian cũng xuất hiện cách gọi ‘quan nhân’.

Có những người vợ gọi chồng mình là ‘quan nhân’. Đến nay, trong dân gian vẫn gọi những cặp vợ chồng mới cưới một cách hài hước là ‘tân lang quan’ và ‘tân nương tử’. Từ cách gọi này cũng cho thấy, với sự phát triển của Nho học thời Tống, địa vị của đàn ông trong gia đình đã lên một tầm cao mới. ‘Quan nhân’ là người quản lý, nên ‘quan nhân’ trong gia đình dĩ nhiên là người quản lý vợ mình.

Vào thời nhà Tống, những người vợ cũng gọi chồng là ‘ngoại nhân’, còn những người tinh tế hơn sẽ được gọi là ‘ngoại tử’, ‘ngoại’ ở đây có nghĩa là ngoài, người đàn ông thời xưa là người lao động chính trong gia đình, gánh vác những việc nặng nhọc ở bên ngoài, như ra trận, cày cấy…, họ chủ yếu làm những việc ở bên ngoài, nên người vợ gọi chồng là ‘ngoại tử’. Còn người vợ được gọi là ‘nội nhân’, tức là người luôn ở nhà chăm sóc con cái, quán xuyến công việc trong nhà. Ngoài ra, chồng cũng gọi vợ là ‘tiện nội’ thể hiện sự khiêm tốn.

Nếu bạn đã xem Kinh kịch, Việt kịch hay Hoàng Mai hý, chắc hẳn bạn sẽ ấn tượng với tiếng gọi kéo dài đầy dịu dàng ‘tướng công’. Điều này cho thấy cách gọi này đã từng rất phổ biến trong quá khứ. Nó không chỉ đơn thuần là ‘quan’, mà còn là ‘tướng’, tức là quan chức cao nhất.

Địa vị của đàn ông trong gia đình vì vậy đã đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, thời kỳ thịnh vượng không kéo dài mãi; từ thế kỷ gần đây, cùng với sự bùng nổ của phong trào giải phóng phụ nữ, địa vị của đàn ông cũng ngày càng suy giảm, điều này có thể được thấy rõ qua cách gọi chồng của người vợ.

Trong thời hiện đại ‘chồng’ cũng được gọi là ‘tiên sinh’. Từ này có nghĩa đen, nghĩa mở rộng và cả nghĩa thay thế. Nó có thể chỉ định cụ thể cũng như chỉ chung. Trong ‘Từ Hải’, mục ‘tiên sinh’ được ghi: ‘Trong ‘Lễ Ký; Khúc lễ thượng’: ‘Theo tiên sinh, không vượt đường (lên trước) mà nói chuyện với người khác’”. Nó cũng được mở rộng để chỉ những người lớn tuổi có đức hạnh.

Trong năm nghìn năm qua, cách gọi giữa vợ chồng ở Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, trong đó sự biến đổi lớn nhất và cũng là đáng buồn nhất chính là cách gọi ‘chồng’. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Đôi khi, từ này cũng được dùng chung như một cách gọi tôn kính. Như vậy, cách gọi này không chỉ chỉ định những thân phận cụ thể như chồng, mà còn ngầm chứa các yếu tố về nghề nghiệp và tuổi tác. Nói cách khác, ‘tiên sinh’ chủ yếu chỉ những người có học thức nhất định và tuổi tác cao hơn.

Việc sử dụng ‘tiên sinh’ để chỉ chồng vừa trang nhã lại vừa thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn kính. Điều này càng thể hiện được phẩm giá của nam giới. Đến nay, từ này vẫn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và ở các khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Cách gọi ‘ái nhân’ lần đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm văn học mới. Trong tác phẩm kịch thơ ”Tương Luy’ của Quách Mạc Nhược viết vào đầu thập niên 20, có câu: ‘Mây trắng trên núi Cửu Y, có tụ có tan; dòng nước Hồ Đông, có triều có rút. Ái nhân của tôi, khi nào em trở về?’ Trong tiểu thuyết và thư tình, từ này cũng thường thấy. Nhưng vào thời điểm đó, nó chưa được sử dụng rộng rãi để chỉ vợ hoặc chồng.

Cuối thập niên 30 hoặc đầu thập niên 40, một số văn nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng của phong trào văn hóa mới bắt đầu sử dụng cách gọi ‘ái nhân’. Sau năm 1949, người Trung Quốc theo văn hóa đảng đã không còn sử dụng các cách gọi như ‘tiên sinh’, ‘thái thái’, ‘tiểu thư’ mà Trung Hoa Dân Quốc đã sử dụng, họ cho rằng những từ đó mang màu sắc ‘tư sản’. Do đó, ‘ái nhân’ trở nên phổ biến vào thời đó.

Tuy nhiên, người Hoa ở nước ngoài từ chối sử dụng cách gọi ‘ái nhân’. Một người Trung Quốc du học ở Anh cho biết, mỗi khi anh nói đến vợ bằng cách gọi trong nước ‘ái nhân’, mọi người lại nghĩ anh đang nói về ‘tình nhân’, bởi vì từ dịch thẳng ra tiếng Anh là ‘lover’, nghĩa là ‘tình nhân’. Hơn nữa, trong tiếng Nhật, chữ Hán ‘ái nhân’ cũng chỉ ‘tình nhân’. Vì vậy, hiện nay từ này cũng ít được sử dụng, và giới trẻ đã rất ít khi dùng từ này.

Cuối cùng hãy nói về cách gọi hiện đang phổ biến nhất này. Từ ‘lão công’ (chồng) ban đầu dùng để chỉ những người thái giám. Những hoạn quan này, trong thời cổ đại, được gọi là tự nhân, hoàng môn, điêu đàng, cách gọi tôn trọng là nội quan, nội thần, trung quan, trung quý, cách gọi khiêm nhường là nội thụ, yêm hoạn, thái giám, yêm nhân.

 

Trong dân gian, người ta thường gọi là ‘lão công’ – chồng. Sau khi Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, đã có câu nói ‘đả lão công’ (đánh thái giám) (trong Táo Lâm Tạp Tủ). Như vậy, có thể thấy danh phận ban đầu của từ ‘công’ thực ra là thái giám. Không biết khi phụ nữ gọi ‘lão công’, liệu có phải trong tiềm thức họ đang nghĩ rằng người đàn ông trước mặt này, có phần nào đó giống thái giám?

Đọc xong những điều trên, mọi người sẽ hiểu ‘lão công’ là một từ rất thô tục, xấu xa, chứa đầy năng lượng tiêu cực. Vì vậy, phụ nữ Trung Hoa không nên gọi người yêu của mình là “lão công” nữa, nên dùng những danh xưng tốt lành nhất là tiên sinh hoặc trượng phu.

1. Tiên sinh

Ý nghĩa của ‘tiên sinh’ là: hiểu biết, giàu có và cát tường… người vợ càng gọi nhiều từ này thì mối quan hệ càng tốt đẹp, chồng bạn cũng ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Trượng phu

Ở bên ngoài, bạn có thể tự hào nói về ‘trượng phu’ của mình như thế nào. Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhắn tin cho chồng, bạn có thể gọi là ‘trượng phu thân yêu’.

Cách gọi ‘trượng phu’ mang ý nghĩa là một người đàn ông lý tưởng, một bậc trượng phu, là chỗ dựa trong cuộc đời của mình. Bạn càng gọi như vậy, thì chồng bạn sẽ càng trở nên nam tính hơn.

֍

 

Lý Ngọc biên dịch
Theo Vision Times

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Hưng Yên: Khởi tố chủ cơ sở dùng hóa chất tăng trưởng sản xuất giá đỗ

Từ tháng 10/2024 đến tháng 12/2024, Nguyễn Văn Đạt đã sản xuất và bán ra…

8 giờ ago

Chàng trai Bắc Giang và hành trình xây dựng thương hiệu mật ong hoa vải

Thương hiệu mật ong hoa vải “San vlog” của anh cũng đã được khá nhiều…

9 giờ ago

Lần đầu trong năm 2025, giá xăng giảm nhưng không đáng kể

Từ 15h ngày 23/1, giá xăng RON 95 giảm 80 đồng xuống 21.140 đồng/lít.

10 giờ ago

Gieo mầm nốt nhạc đầu Xuân – Trò chuyện với nghệ sĩ piano Phương Thảo

Vị khách mời đầu xuân năm nay, Nghệ sĩ piano Phương Thảo - Giảng viên…

11 giờ ago

Hà Nội: Chợ ngày cận Tết giảm sập giá vẫn ế hàng

Chợ Tết dù giá giảm mạnh nhưng vẫn vắng người mua. Người thì chờ thưởng,…

11 giờ ago

Chân tu là gì?

Theo giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) thì tu luyện là…

11 giờ ago