12 điều có thể là bình thường nhưng du khách không nên làm khi ở Nhật Bản

Ở một quốc gia có nền văn hóa đặc biệt như ở Nhật Bản, nếu không quen, nhiều du khách có thể cảm thấy nản lòng với hàng loạt các thông lệ cũng như phép tắc xã hội điều chỉnh cuộc sống người dân và các mối quan hệ giữa người với người. Nhưng dù muốn hay không, xác thực là có những điều bạn không nên làm khi ở Nhật Bản

Với người ngoại quốc tới thăm Nhật Bản, không trông mong gì có thể làm quen với các nghi thức ở Nhật Bản, tuy nhiên, hy vọng rằng mọi người sẽ nắm bắt sơ lược được một vài điều căn bản giúp cho bạn thích ứng được với các tục lệ bản địa.

1. Đừng phá vỡ quy tắc dùng đũa ăn

(Ảnh: Oyster)

Bạn sẽ gây ấn tượng trong lòng người Nhật nếu bạn cầm đũa thành thạo. Mặt khác, nếu bạn phạm phải mấy lỗi sau, chắc chắn sẽ khiến chủ nhà khó chịu. Đừng bao giờ đặt đũa theo chiều dọc với bát cơm của bạn – bởi theo văn hóa Nhật, điều này giống như một nghi thức tang lễ. Do đó, nếu bạn cần đặt đũa xuống, hãy nhớ luôn phải để chúng vào giá đỡ đũa được xếp cạnh đĩa ăn từ trước.

Ngoài ra, dùng đũa của mình gắp thức ăn chuyển thẳng cho người khác và họ dùng đũa của họ đón thức ăn cũng là điều cấm kỵ  Khi ăn chung, hãy gắp miếng thức ăn và đặt lên đĩa riêng của bạn trước khi ăn nó. Và đừng gõ hai chiếc đũa với nhau, bởi đó được coi là hành vi khiếm nhã.

2. Đừng mang giày dép khi chưa ra khỏi cửa nhà

(Ảnh: Oyster)

Nếu bạn đến thăm nhà của người Nhật, hãy cởi bỏ giày của bạn khi ở trước ngưỡng cửa. Bởi người Nhật cho rằng giày “ngoài trời” là không sạch sẽ, bởi vậy, chúng sẽ được thay thế bằng đôi dép “trong nhà” ở ngay lối vào. Quy tắc cấm giày này cũng mở rộng cho khách sạn ryoken truyền thống, và ở một số không gian công cộng như đền thờ, nhà thờ, trường học và bệnh viện. Nếu bạn nhìn thấy có các đôi giày xếp hàng ngay ngắn tại lối ra vào hoặc lối vào thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn cần cởi bỏ giày của mình nếu muốn tiếp tục vào trong.

Giày dép cũng bị nói “KHÔNG” trong các nhà hàng mà thực khách sẽ ngồi ăn trên sàn nhà có trải thảm tatami truyền thống. Trong tình huống này, khách hàng cũng không được mang giày dép, bởi lẽ chúng có thể làm hư hại lớp rơm rạ, cho nên, nhớ mang những đôi vớ (tất) phù hợp và đừng bị rách nhé!

Một nguyên tắc sử dụng dép quan trọng khác nữa là bạn cần đổi dép đi trong nhà và đeo đôi dép dành riêng khi đi vệ sinh. Chúng được đặt ở cửa khu vực nhà vệ sinh (nơi này thường làm tách biệt với phòng tắm).

3. Đừng quên xếp hàng

Người nhật thích xếp hàng ngăn nắp, có trật tự, dù họ đang đợi ở bến xe buýt, nhà ga hay thậm chí là thang máy! Ở sân ga thường có những vạch kẻ sẵn trên sàn nhà ngụ ý rằng đó là nơi đứng để xếp hàng đợi tàu. Khi tàu đến, các cánh cửa sẽ mở chính xác giữa hai dòng người đã xếp hàng sẵn. Không cần ai phải lên tiếng, cứ lần lượt ai đứng trước thì lên tàu trước.

4. Tránh ăn uống khi đang di chuyển

Ở Nhật, người ta thường không ăn hoặc uống khi di chuyển. Thức ăn nhanh được bán ở các quầy hàng và quầy bán hàng tự động, người Nhật thường đứng tại chỗ ăn uống và người bán đã để sẵn các hộp hoặc thùng đựng rác được phân loại sẵn bên cạnh quầy hàng. Tương tự như vậy, ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng được coi là bất lịch sự, nhưng ngoại lệ, bạn được phép ăn uống khi đang đi các chuyến tàu đường dài.

5. Đừng bước vào bồn ngâm mình thư giãn nếu chưa tắm sạch sẽ

(Ảnh: Oyster)

Hầu hết các ngôi nhà ở Nhật Bản đều có bồn tắm để các thành viên trong gia đình có thể ngâm mình trong nước nóng. Đây được xem là một chỗ chỉ dành riêng cho việc ngâm mình thư giãn chứ không phải để tắm rửa. Theo truyền thống Nhật Bản, bồn tắm “furo” có dạng hình vuông, nhỏ hơn và sâu hơn bồn tắm thông thường ở phương tây. Trước khi bước vào bồn tắm, bạn cần phải làm sạch cơ thể, thường là xả bằng chiếc vòi hoa sen được thiết kế ở ngay bên cạnh chiếc bồn.

Nếu bạn đến một phòng tắm công cộng (được gọi là onsen) thì quy tắc “vòi hoa sen trước nhất” cũng phải được tuân thủ như khi ở nhà. Các quy tắc khác được áp dụng khi tắm onsen: Không được mặc quần áo tắm, cột chặt tóc tránh tóc rụng xuống bồn, không được để khăn tắm chạm xuống nước, không bơi trong bồn onsen. Ngoài ra những người có hình xăm cũng không được phép sử dụng bồn tắm công cộng.

6. Đừng hỉ mũi nơi công cộng

Đường phố Tokyo (Ảnh: Oyster)

Bạn hỉ mũi nơi công cộng ở Nhật Bản sẽ bị coi là bất bình thường. Hãy tìm một phòng tắm hoặc một nơi riêng tư nào đó nếu bạn muốn làm điều ấy. Nếu ai đó mang khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng, đặc biệt là vào mùa đông, thì điều này có nghĩa là họ bị cảm lạnh và muốn tránh dây bẩn hoặc lây nhiễm mầm bệnh sang người khác.

7. Đừng để lại tiền típ

Không giống như ở nhiều nước Tây phương khác, tiền típ phổ thông đến mức gần như là “bắt buộc”, ở Nhật Bản thì lại không hề có văn hóa típ tiền, thậm chí, nếu bạn để lại chút tiền típ còn bị coi là một sự sỉ nhục dành cho nhân viên nhà hàng. Tiền phục vụ đã bao gồm trong hóa đơn nhà hàng, và thậm chí các tài xế taxi cũng từ chối nhận số tiền làm tròn. Nếu bạn để lại vài đồng xu lẻ trên bàn thì chắc chắn người phục vụ sẽ chạy theo và trả lại cho bạn số tiền bạn đã bỏ quên!

8. Tránh nói chuyện điện thoại lớn tiếng khi tham gia giao thông công cộng

Người Nhật có xu hướng sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo và sẽ nói chuyện điện thoại một cách ngắn gọn và nhỏ nhẹ nhất có thể ở nơi công cộng. Khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh có ít người xung quanh nhất có thể.

9. Đừng chỉ tay một ngón

Chỉ tay một ngón vào người khác hay bất kỳ vật gì đều bị coi là hành vi thô lỗ nếu bạn ở Nhật Bản. Thay vì dùng một ngón tay để trỏ vào gì đó, người Nhật sẽ dùng cả bàn tay và lịch sự hướng về chỗ cần chỉ. Còn khi đề cập đến bản thân mình, người Nhật sẽ dùng ngón tay trỏ để chạm vào mũi thay vì chỉ ngón tay vào người mình. Ngoài ra, khi đang ăn mà dùng đũa chỉ trỏ cũng bị coi là cư xử kém.

10. Đừng rưới nước tương lên cơm

(Ảnh: Oyster)

Người Nhật không bao giờ đổ trực tiếp nước tương vào cơm. Họ luôn rót nước tương vào chiếc đĩa nhỏ chuyên dùng đựng nước tương chứ không rưới trực tiếp lên cơm hoặc món ăn khác. Sau đó, họ dùng đũa gắp đồ ăn như sushi hoặc sashimi chấm nước tương.

11. Tránh đưa và nhận thứ gì đó bằng một tay

(Ảnh: Oyster)

Người Nhật luôn dùng cả hai tay khi đưa và nhận đồ vật, kể cả những vật nhỏ như danh tiếp. Khi trả tiền tại cửa hàng hoặc các quán cà phê, họ thường đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền thay vì đưa trực tiếp cho thu ngân.

12. Đừng chỉ rót rượu cho riêng mình

(Ảnh: Oyster)

Khi giao lưu với bè bạn hoặc đồng nghiệp, hãy nhớ rót rượu cho tất cả mọi người khi chén của họ cũng hết chứ đừng chỉ rót cho một mình bạn, điều này được cho là bất lịch sự. Bạn làm xong phần của mình, bạn của bạn cũng sẽ lại phục vụ bạn như vậy. Lưu ý khi rót rượu nên dùng hai tay để bưng chai rượu.

Theo This Is Insider
Lam Anh

Xem thêm:

Lam Anh

Published by
Lam Anh

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giây ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

14 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

36 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago