Có rất nhiều thảo luận về các phong cách lãnh đạo nhưng các tố chất cụ thể của một lãnh đạo xuất sắc thường ít được nói đến. Cho dù bạn muốn trở thành, hay đã là một nhà lãnh đạo, đây là 20 tố chất của một nhà lãnh đạo tuyệt vời mà bạn có thể quan tâm.
Bài viết trên Mạng doanh nhân (entrepreneur) của tác giả John Peitzman – diễn giả, huấn luyện viên hiệu suất doanh nghiệp.
Bạn có thể đã biết về hơn 20 phong cách lãnh đạo khác nhau trong các cuốn sách hoặc bài báo từng đọc. Ví dụ, các nhà lãnh đạo chuyên quyền thường tự mình đưa ra các quyết định đơn phương, các nhà lãnh đạo dân chủ khuyến khích người khác đóng góp ý kiến trước khi ra quyết định, còn các nhà lãnh đạo theo phong cách ủy quyền sẽ giao trách nhiệm và quyền ra quyết định cho các nhà quản lý khác. Tuy nhiên, cũng như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, phong cách của một nhà lãnh đạo không quan trọng bằng tố chất của người lãnh đạo.
1. Lòng trắc ẩn và sự đồng cảm: Khi các nhà lãnh đạo thể hiện lòng trắc ẩn hoặc sự đồng cảm, họ sẽ nhận được sự tôn trọng và lòng trung thành của những người xung quanh, rất đơn giản như vậy.
2. Nhấn mạnh sự giao tiếp cởi mở: Các nhà lãnh đạo nên đảm bảo rằng nhân viên có tiếng nói và nền tảng để thể hiện ý tưởng của họ.
3. Xác định rõ ràng các kỳ vọng: Lãnh đạo có trách nhiệm giải thích cho nhân viên những gì được mong đợi và yêu cầu ở họ, những gì nhân viên có thể làm theo, đồng thời thường xuyên đánh giá quá trình và sự tiến bộ.
4. Phát triển nhân viên: Hầu hết những nhân viên giỏi đều qua quá trình được đào tạo. Các nhà quản lý tuyệt vời biết rằng một trong những ưu tiên của họ là đào tạo nhân viên và nâng cao nền tảng kiến thức của họ. Giống như hoạt động của ngân hàng: Bạn có thể bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm và từ từ tăng giá trị, hoặc bạn có thể đầu tư để tăng tài sản của mình nhanh chóng theo cấp số nhân.
5. Truyền cảm hứng cho những người khác: Truyền cảm hứng là khơi dậy sự sáng tạo, lòng trung thành, sự cống hiến và mọi phẩm chất tích cực khác mà chúng ta muốn nhân viên sở hữu.
6. Dẫn dắt mọi người bắt đầu từ sự mẫu mực của bản thân: Các nhà lãnh đạo nên yêu cầu bản thân mình giống như kỳ vọng mà họ đặt lên các nhân viên của mình.
7. Nắm bắt cơ hội: Những thay đổi và thách thức có thể được coi là những rắc rối và vấn đề, nhưng các nhà lãnh đạo có năng lực sẽ nắm bắt chúng, coi đó là cơ hội để thích nghi, học hỏi và phát triển.
8. Khơi dậy sự sáng tạo: Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhân viên chắc chắn sẽ có thêm nhiều năng lực và nguồn lực khác nữa. Mỗi người trong số họ đều mang đến những quan điểm và ý tưởng mới, vì vậy hãy khuyến khích điều đó.
9. Khuyến khích phản hồi: Các nhà lãnh đạo thường là người có tiếng nói cuối cùng, nhưng các nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn thu hút và lắng nghe phản hồi cũng như cân nhắc chúng trước khi hành động.
10. Dám trao quyền: Khuyến khích người khác đóng góp là cách tốt nhất để tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Hãy tin tưởng giao cho nhân viên những nhiệm vụ quan trọng và khuyến khích họ đưa ra những ý tưởng đổi mới.
11. Cung cấp sự rõ ràng: Cho dù những gì cần nói là tốt hay xấu, một nhà lãnh đạo cung cấp sự rõ ràng trong giao tiếp, tạo ra sự tin tưởng, lòng trung thành và giảm căng thẳng.
12. Gánh vác trách nhiệm: Không ai là hoàn hảo và không nên mong đợi sự hoàn hảo từ người khác. Một nhà lãnh đạo thành công cũng cần có khả năng chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình.
13. Đối xử thẳng thắn: Hầu hết mọi người không muốn cảm thấy mình bị xem thường hoặc bị người khác “dắt mũi”. Hãy là chính mình, trung thực với người khác và bạn sẽ truyền cảm hứng cho người khác cũng làm như vậy.
14. Ghi nhận những nỗ lực và thành tích của nhân viên: Sự công nhận là một công cụ mạnh mẽ. Điều này gửi một thông điệp rằng bạn có thể nhìn thấy và đánh giá cao những nỗ lực của nhân viên. Mọi nhân viên đều có thể mang lại giá trị, nhưng hãy nói rõ lý do với họ.
15. Sự trung thành: Từ sự thay đổi cho đến năng suất làm việc của nhân viên, ở rất nhiều phương diện đều có thể thấy được lòng trung thành của họ. Cách tốt nhất để nuôi dưỡng lòng trung thành là các nhà lãnh đạo thể hiện lòng trung thành của chính mình.
16. Khen thưởng sự xuất sắc: Thành tích công việc xuất sắc phải là một tiêu chuẩn cao mà không dễ đạt được, và những nhân viên đạt được tiêu chuẩn cao này cần được khen thưởng xứng đáng.
17. Chia sẻ thành công: Khi một công ty gặt hái được thành công, nó nên được chia sẻ với tất cả những người đã đóng góp tạo nên thành công, bằng cách chia sẻ lợi nhuận, thăng chức hoặc các cơ hội khác.
18. Không bị nhiễu sóng: Các nhà lãnh đạo xuất sắc luôn nghĩ đến tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tương lai của công ty. Vì vậy, những vấn đề không tuân theo hoặc cản trở các nguyên tắc này cần bị loại bỏ hoặc tránh đụng chạm đến.
19. Tích cực lắng nghe và quan sát: Chúng ta học hỏi bằng cách quan sát và lắng nghe, mà không phải bằng cách nói và ra lệnh. Hãy dành thời gian mỗi ngày để điều chỉnh các kênh thu thập thông tin quản lý.
20. Yêu cầu sự giúp đỡ: Có lẽ không có cách nào tốt hơn để khiến ai đó cảm thấy có giá trị và được đánh giá cao hơn là nhờ họ giúp đỡ. Những nhà lãnh đạo khiêm tốn sẽ được đền đáp gấp nhiều lần.
Xét cho cùng, khả năng lãnh đạo xuất sắc không phải là bẩm sinh, và khả năng này không nên chỉ giới hạn ở những người lãnh đạo, nó cần được mài dũa và trau dồi.
Theo Entrepreneur dành riêng cho việc thúc đẩy các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trên thế giới tạo ra sự khác biệt thông qua các ý tưởng, doanh nghiệp và quan điểm đổi mới.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…