4 phương pháp làm tăng sự tự tin của con trẻ

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái của mình lớn lên sẽ trở thành một đứa trẻ tự tin, độc lập và thành công trong cuộc sống.

Vậy làm cách nào để có thể làm tăng sự tự tin ở trẻ?

Phương pháp 1: Cho trẻ cơ hội tự làm, tự quyết định, bắt đầu từ sự độc lập

Muốn giúp trẻ trưởng thành, tăng sự tự tin và lòng tự tôn thì phải để trẻ có sự độc lập, tự chủ. Tự tin vào bản thân chính là tin tưởng mình có biện pháp, đảm đương được trọng trách, thực hiện đúng cách và có thể làm việc độc lập.

Một ngày nọ có cậu bé 10 tuổi đến khám bệnh ở một phòng bệnh, cậu bé vẫn chưa biết cách thắt dây giày. Cậu bé nói thích giày có quai dán hơn. Một số người trong phòng bệnh hỏi người mẹ vì sao không tập cho con trai học thắt dây giày, cô ấy nói ban đầu cô đã cố gắng thử rồi nhưng con trai của cô ấy “chậm chạp, không giỏi việc này”. Rồi rất nhanh sau đó cô ấy buông xuôi và để tiết kiệm thời gian nên chỉ còn cách mua giày quai dán cho con.

Người ta lại hỏi cậu bé này vì sao thích mang giày dán mà không muốn học thắt dây giày, cậu bé lập tức trả lời: “Cháu không học cách thắt dây giày được như người lớn, mẹ cháu cảm thấy cháu rất kém cỏi khiến cho cháu cũng buồn chán lắm. Có một lần cháu thắt được rồi mà mẹ lại nói cháu thắt không đúng. Mẹ còn nói cả em trai còn thắt đẹp hơn cháu. Cháu giận lắm, mẹ cháu cũng nổi giận. Vì thế cháu quyết định từ đó chỉ mang giày dán thôi, vậy thì mẹ sẽ không mắng cháu vì chuyện này nữa, cũng sẽ không nói cháu kém cỏi nữa. Nhưng mà dù sao thì tay cháu thật sự không được khéo cho lắm”.

Có đôi khi, quá trình học tập của một người vừa rối loạn vừa kéo dài, không được như ý muốn, không thể học xong ngay trong một sớm một chiều. Vậy nên, mỗi khi bước vào một giai đoạn mới, học một điều gì đó mới, hãy để con trẻ cố gắng làm thử, mắc sai lầm và làm lại từ đầu. Đừng thúc giục con. Sẽ có một ngày con bạn học thành công!

Hãy cố gắng để con trẻ tự làm và nói với con rằng: “Con xem, con làm được rồi kìa”, “mẹ tự hào vì con”…

(Ảnh: Gettyimages)

Để cho con trẻ độc lập, tự chủ cũng là cổ vũ con tự lựa chọn, để chúng luyện tập chính mình đưa ra những quyết định đơn giản ngay từ khi còn bé thì sau này chúng sẽ biết cách đưa ra những quyết định khó khăn.

Ví dụ như từ hai tuổi, hãy để con lựa chọn loại trái cây nào mà con muốn ăn, muốn nghe kể câu chuyện nào trước khi đi ngủ, sau đó là muốn mặc quần áo gì (đương nhiên là phải phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh), muốn tặng quà sinh nhật gì cho bạn v.v… Hãy để con bạn tự mình quyết định và nói với con rằng cha mẹ tin tưởng con, rằng ý kiến của con là rất quan trọng. Đương nhiên, bạn có thể nhận định trước xem việc gì để con quyết định, việc gì nên do bạn quyết định.

Cha mẹ cần phải hiểu rằng, nếu con trẻ không thể độc lập trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì trong việc học tập cũng sẽ không thể độc lập được.

Phương pháp 2: Khen ngợi con, giúp con tích lũy sự tự tin rằng sẽ làm việc thành công

Con bạn từ trường về nhà mang theo một bức tranh do chính con vẽ và khoe với bạn… thật ra bạn không hiểu con vẽ gì. Vậy nên nói gì với con bây giờ?

Cho dù kết quả không được như mong đợi, bạn vẫn luôn có thể tìm thấy những điểm đáng để khen ngợi và có thể chỉ ra chỗ mà con ‘làm được tốt’, ví như: “màu sắc con chọn đẹp đó”, “mẹ thấy đẹp nhất ở chỗ này…”, và nhẹ nhàng chỉ cho con chỗ còn chưa tốt, cùng con khắc phục.

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, bạn còn có thể tìm được nhiều điều để ngợi khen con như: “Con gấp chăn gọn gàng lắm”, “Vừa rồi mẹ nói chuyện điện thoại mà con không làm ồn, ngoan lắm”, “Con giúp mẹ bỏ mấy thứ mẹ mua vào túi, đúng là trợ thủ đắc lực của mẹ”, “Giỏi lắm, con không hề bỏ cuộc giữa chừng mà cố gắng hoàn thành xong rồi”…

(Ảnh: Gettyimages)

Mục đích của việc này hoàn toàn không phải là tâng bốc trẻ vô căn cứ. Về vấn đề này, bác sĩ Khoa nhi Thomas Berry Brazelton (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, trẻ em cần được khen ngợi, khích lệ mới có thể ý thức được sự thành công của mình. Tuy nhiên, khen ngợi trẻ quá mức đôi khi sẽ trở thành áp lực; còn phê bình quá nặng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, làm giảm lòng tự trọng của trẻ, dẫn đến việc trẻ trở nên bị động, tự ti, thiếu tự tin… Vấn đề quan trọng nằm ở mức độ và cách cha mẹ nói chuyện với con trẻ.

Phương pháp 3: Đừng đóng con vào một cái khung do bạn đặt ra, trò chuyện với con mang tính xây dựng

Nhiều nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh cho thấy, so với việc biểu đạt thông tin theo cách tiêu cực, não của chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và lý giải những thông tin được biểu đạt theo cách tích cực hơn. Thay vì nói “đừng la hét lớn tiếng”, bạn có thể nói “xin nói nhỏ tiếng một chút”, thay vì nói “đừng có chạy nhanh” bằng “xin đi chậm thôi” hoặc nói “xin hãy đối xử tốt với em gái con một chút” thay cho câu “không được đánh em” v.v…

Muốn xây dựng sự tự tin thì phải bắt đầu từ lòng tự trọng. Cha mẹ cần quan tâm đến lòng tự trọng của con. Nếu bạn gán cho con một cái danh nào đó như “nó rất xấu”, “nó lúc nào cũng đi muộn”, “tính nó cục cằn lắm”… chính là bạn đã vô tình giam con trong một cái khung do bạn đặt ra mà con không thể thoát ra được và có thể khiến con cảm thấy thất bại.

Ví dụ như con trai bạn làm hỏng gấu bông của em gái, tốt nhất bạn đừng nói “con không ngoan” mà hãy nói “con làm hỏng gấu bông của em vậy là không ngoan”. Hãy nhắm vào một sự việc để chỉ ra cho con hiểu, không nên từ một sự việc mà đưa ra kết luận gán nhãn cho con. Tương tự, khi con không làm được bài tập, so với việc nói “sao con lại ngốc như vậy hả?” thì nếu bạn nói “câu này con làm sai rồi, làm lại một lần nữa nào, nhất định sẽ làm ra thôi”, sẽ giúp con có động lực, vững tin để làm tiếp. Lời nói của cha mẹ cần mang tính xây dựng mới giúp con trẻ tăng sự tự tin

Bạn đừng quên rằng con trẻ cũng giống chúng ta, cũng có quyền được phạm lỗi.

(Ảnh: Gettyimages)

Phương pháp 4: Cổ vũ hành vi đúng đắn của con, hãy quan tâm chú ý tới con

Những hành vi tiêu cực và quấy rầy cũng có thể thu hút sự chú ý của cha mẹ. Gây rối, phạm lỗi, không nghe lời, phá phách, ngồi ì ra, nói bậy, đánh nhau… đều là những hành vi có thể khiến cha mẹ phản ứng mạnh, để ý tới trẻ. Và trẻ cũng nhận ra được điều này. Nếu một đứa trẻ muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ, chúng sẽ có thể nghĩ cách làm ra những hành vi tiêu cực một cách cố ý và vô ý.

Vì sao lại như vậy? Do cha mẹ thường chú ý và phản ứng mạnh với những hành vi tiêu cực của con trẻ mà xem nhẹ những hành động tích cực của chúng, coi đó là lẽ dĩ nhiên, do đó đã vô tình tạo một thông điệp rằng: nếu muốn cha mẹ dành thời gian và chú ý tới mình thì cứ gây rối, không làm bài tập, không tắm rửa, đánh em, cúp học v.v…, như vậy thì cha mẹ sẽ lúc nào cũng chú ý đến mình, cha mẹ nhất định sẽ quan tâm đến mình.

Có đứa trẻ nói rằng: “Cha mẹ chỉ quan tâm đến anh trai con thôi, nhưng rõ ràng anh ấy rất quậy phá, vậy mà cha mẹ cũng không chú ý đến con. Con hiểu rồi. Vậy thì con phải học theo anh ấy, như vậy thì cha mẹ cũng sẽ bắt đầu quan tâm, để ý đến con”.

Chính vì vậy, muốn con làm những việc tích cực thì bạn phải quan tâm đến những hành vi tích cực của con hơn và bớt chú ý đến những hành vi tiêu cực. Được cha mẹ quan tâm, con trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn không quản khi con làm sai, mà có nghĩa là bạn sẽ quan tâm, cổ vũ, khen ngợi những hành động tích cực của con hơn. Hãy để con thấy rằng nếu con làm những hành động đúng đắn thì sẽ có được nhiều ích lợi: được cha mẹ quan tâm, làm cha mẹ vui lòng, được khen ngợi, tâm trạng cha mẹ thoải mái thì sẽ không mắng mình v.v…

(Ảnh: Gettyimages)

Cha mẹ là người bạn đồng hành và cũng là người thầy tốt nhất của con trẻ. Muốn con trẻ tự tin, độc lập, có một tương lai tươi sáng thì cha mẹ phải tìm được cho mình phương pháp giáo dục con đúng đắn, giúp con thành công trong cuộc sống.

Đức Tâm

Xem thêm:

Đức Tâm

Published by
Đức Tâm

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

13 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

50 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago