Từ xưa, người phương Đông rất chú trọng đến vấn đề giáo dục con cái. Không chỉ khi đến trường tiếp nhận giáo dục của các thầy cô, trẻ nhỏ cũng được cha mẹ dạy cho những nguyên tắc nhất định. Nhờ vậy mà trẻ không chỉ nắm được các kiến thức thường thức, mà còn biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng mọi người, có thể làm việc tốt trong một tập thể.
Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế PISA do Hiệp hội các nước phát triển OECD khởi xướng được thực hiện theo chu kỳ 3 năm 1 lần nhằm kiểm tra và đánh giá các học sinh 15 tuổi từ các quốc gia và khu vực khác nhau trên khắp thế giới. Chương trình này không chỉ nhằm xem xét những kiến thức mà các học sinh có được, quan trọng là muốn quan sát các học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kĩ năng để làm những gì.
Kết quả của kỳ thi đánh giá có thể khiến cho những nhà giáo dục và những nhà hoạch định chính sách thấy được hiệu quả giáo dục ở các địa phương khác nhau, đồng thời có thể làm một phép so sánh, học tập những cách giáo dục có hiệu quả từ các quốc gia và khu vực khác.
Năm 2015, có 540.000 học sinh ở độ tuổi 15 tới từ 72 quốc gia khác nhau tham dự cuộc khảo sát giáo dục toàn cầu của PISA, chủ yếu đánh giá năng lực của học sinh trên phương diện khoa học, văn học, toán học, và kỹ năng làm việc nhóm. Một trong những kết luận PISA rút ra chính là: Chỉ có các học sinh ở độ tuổi 15 tại Canada, Estonia, Phần Lan, Hồng Kông, Nhật Bản, Ma Cao, Singapore và Việt Nam, trong 10 em thì có tới 9 em nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết.
Trước đó, vào năm 2012, trong cuộc khảo sát Toán học trên toàn cầu, các nước Singapore, Hồng Kong, Đài Bắc, Hàn quốc, Ma Cao và Nhật Bản cũng là các nước nằm trong danh sách có thành tích tốt nhất.
Dựa trên những kết quả này, Bright Side đã tiến hành phân tích nguyên nhân khiến cho một số khu vực và quốc gia Châu Á có được thành tích cao như vậy. Họ tin rằng nguyên nhân chủ yếu là do các quốc gia này đã tuân theo một số phương pháp giáo dục sau.
Các bậc phụ huynh một số khu vực, quốc gia ở châu Á cho rằng giai đoạn này tình cảm rất quan trọng, do đó đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi họ luôn hết mực yêu thương và quan tâm. Hơn nữa sự tiếp xúc thường xuyên cũng rất quan trọng, do đó cha mẹ thường xuyên ôm, cõng con cái của mình, cho dù có những lúc hành động đó là không cần thiết, vẫn ôm ấp con cái.
Ở phương Đông, cha mẹ thường không cấm đoán con cái làm gì. Nếu như con cái có làm chuyện nguy hiểm hoặc gây ra chuyện xấu, người lớn sẽ nghĩ cách chuyển sự chú ý của trẻ sang một vấn đề khác. Người phương Đông cho rằng cấm con cái làm chuyện gì sẽ hạn chế sự yêu thích khám phá của trẻ.
Người lớn sẽ nói cho trẻ biết chuyện gì là nguy hiểm và tại sao lại phải tránh xa nó, nhưng sẽ không ai cấm các bé làm gì. Do đó, trong tương lai các bé sẽ có được tư duy sáng tạo, các bé sẽ nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề độc đáo. Chúng sẽ tuân theo những nguyên tắc quan trọng và biết cách tôn trọng người lớn.
Các bậc cha mẹ phương Tây sẽ nói với con cái mình rằng “Không được làm hại bản thân mình”, trong khi các vị phụ huynh ở các nước phương Đông lại dạy “Không được làm hại người khác”.
Ở Nhật Bản, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi được giáo dục là phải tôn trọng người khác, tôn trọng động vật, có thể tìm thấy sự thật, khống chế bản thân và quan tâm tới thiên nhiên. Do đó, trẻ nhỏ có thể cùng chung sống với những người khác, giúp đỡ người khác, đồng thời suy nghĩ cho lợi ích của người khác. Người Nhật Bản cho rằng, cách giáo dục này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển tạo nên một xã hội hài hòa. Do đó, khi giáo dục con cái phải nhớ rằng mình là một phần tử nhỏ nhỏ trong tập thể lớn.
Sau khi các bé tiếp nhận được một nền giáo dục tốt, các bé có thể phát triển theo nhiều hướng. Đối với một đứa trẻ 3 tuổi bận rộn suốt ngày, mọi người đều cảm thấy là chuyện hết sức bình thường, các bé có thể cùng lúc tham gia lớp tiếng Anh, toán học, hội họa, biểu diễn, ca hát.
Trong một hệ thống như vậy, các bé 4 tuổi thậm chí còn có thể chơi được một loại nhạc cụ, đồng thời biết được những kiến thức cơ bản của toán học và ngữ pháp; các bé 5 tuổi đã chuẩn bị đi học. Thông qua đó, thời thơ ấu nghịch ngợm của các bé đã kết thúc, bước vào giai đoạn tuân thủ theo các nguyên tắc.
Ở Nhật Bản và Hàn quốc, các bé 6 tuổi đều tự tới trường, cha mẹ sẽ không đưa các em đi học.
Các bé khi mới bắt đầu đi học thường sẽ học toán học và viết chữ, đồng thời đọc được một số loại sách có bản trong nước. Mọi người ở các quốc gia châu Á cho rằng khi trẻ còn nhỏ bắt đầu dạy bé đếm số có thể khiến cho thùy trái não và khả năng sáng tạo của bé phát triển.
Trẻ em từ 6 tới 12 tuổi, từ góc độ trưởng thành của chúng có thể xem là người lớn. Những đứa trẻ có thể trực tiếp đưa ra quyết định đồng thời tự chịu trách nhiệm với nó. Ở châu Á, sự liên kết trong gia đình là rất quan trọng, chỉ cần con cái có nhu cầu muốn ở cùng gia đình bao lâu đều có thể. Tuy nhiên, thường khi các bé tới 14 tuổi, sẽ biết được sau này bản thân muốn làm gì, đồng thời có đủ khả năng sống độc lập. Những đứa trẻ ở đây sẽ không vội vàng lựa chọn nghề nghiệp khi chưa sẵn sàng.
Có thể nói rằng, nguyên tắc giáo dục con cái của người phương Đông chính là thể hiện quyết định, tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ với con cái, đồng thời chú trọng xây dựng tính kỷ luật và tự lập, tất cả những điều này sẽ giúp trẻ đạt được kết quả tuyệt vời trong công việc và học tập.
Yến Nhi
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…