7 bí quyết giúp người Ấn Độ khỏe mạnh và trẻ lâu

Người Ấn Độ không chỉ chăm sóc sức khỏe bên ngoài mà còn chú trọng tìm ra các vấn đề cốt lõi bên trong. Họ quan tâm đến dạ dày và hệ tiêu hóa vì chúng có liên quan đến nhiều loại bệnh tật và sự lão hóa.

(Ảnh: Asia Images Group/Shutterstock)

1. Không uống nhiều nước sau khi ăn xong

Người Ấn Độ không có thói quen uống nước ngay trước và sau bữa ăn. Uống nước trước khi ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn. Còn nếu uống ngay sau khi ăn thì thức ăn trong dạ dày sẽ bị xáo trộn. Quá trình tiêu hóa không diễn ra trơn tru sẽ làm da của bạn xấu đi, thậm chí gây ra béo phì. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chúng ta nên uống nước 30 phút trước và sau khi ăn. 

2. Năm vị nên có trong chế độ ăn

Người dân Ấn Độ thường thiết kế một bữa ăn cân đối đủ 5 vị gồm ngọt, mặn, chua, đắng, hăng để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

(Ảnh: lunamarina/Shutterstock)

3. Ăn một thìa bơ ghee mỗi ngày

Độc tố là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng dị ứng. Người Ấn Độ ăn một thìa bơ ghee (làm từ sữa bò, sữa trâu hoặc sữa cừu) mỗi ngày để trung hòa hầu hết các chất độc trong cơ thể. 

Ghee là một loại bơ chứa nhiều chất béo hơn so với bơ thông thường và ở dạng rắn (vì được tách nước và sữa). Nó có nguồn gốc từ nền ẩm thực Ấn Độ cổ đại và y học Ayurvedic (hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ). 

4. Ăn gừng, thì là và hạt tiêu đen

Theo y học Ayurveda, các loại gia vị có tính chất ấm/nóng có khả năng cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp loại bỏ các hiện tượng dị ứng bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Bạn có thể thêm gừng vào trà và uống mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

(Ảnh: Joseph Mucira / Pixabay)

5. Tránh đồ ăn lạnh

Các bác sĩ Ấn Độ khuyên chúng ta nên tránh ăn các loại thực phẩm ôi thiu, lạnh và chế biến sẵn. Chúng khó tiêu hóa và có thể dẫn đến việc hình thành các độc tố.

6. Tránh ăn sữa đông vào ban đêm

Curd (sữa đông) là một món ăn được chế biến từ sữa bò trong ẩm thực Ấn Độ. Curd là sữa lên men nhưng không có vị giống như sữa chua thông thường, mà có vị hơi nhạt, thừa chua, thiếu ngọt nên đôi khi bị nhầm là sữa chua bị hư. 

Những người có cơ thể mang tính axit, bị bệnh trào ngược axit hoặc khó tiêu không nên ăn sữa chua hoặc sữa đông vào ban đêm. Các món ăn này sẽ gây ra hiện tượng táo bón trong khi hệ thống tiêu hóa đã sẵn sàng đi ngủ. Bạn có thể ăn chúng vào ban ngày.

7. Thức dậy 2 giờ trước khi mặt trời mọc

Theo các bác sĩ Ấn Độ, cách đơn giản nhất để có một cuộc sống lành mạnh là sắp xếp thói quen hàng ngày theo một lịch trình phù hợp. Bạn nên thức dậy 2 giờ trước khi mặt trời mọc, trong ngày thì nên ăn đúng bữa và ngủ đúng giờ.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

48 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago