Bạn có thường hay phải gào thét với con “Không được chơi điện thoại nữa” không? Cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh, việc trẻ em nghiện dán mắt vào màn hình đã là vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện đại ngày nay.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm 2018, có rất nhiều thanh thiếu niên Mỹ thừa nhận mình gặp tình trạng này. Trong số những người được phỏng vấn, có 54% số thanh thiếu niên cho rằng mình tốn quá nhiều thời gian vào điện thoại di động, 9/10 người cho biết đây là vấn đề chính mà thế hệ của chúng đang phải đối mặt.
Vấn đề nghiện dán mắt vào màn hình không chỉ xuất hiện ở Mỹ. Một cuộc khảo sát đối với thanh thiếu niên của Anh cũng cho thấy vấn đề của trẻ em nước này có thể còn nghiêm trọng hơn. Trường đại học Leed Beckett đã thực hiện khảo sát đối với các học sinh tiểu học và trung học trong độ tuổi từ 11~18 tuổi, họ nhận thấy rằng trong số gần 600 người được phỏng vấn, có 96% thanh thiếu niên xem điện thoại 1 lần mỗi 2 phút, 85% người lên mạng từ 4~6 giờ đồng hồ mỗi ngày. Việc này gây ra ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với việc học tập và sức khỏe của các em.
Các loại thiết bị điện tử ngày nay như TV, máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, đồng hồ thông minh đã chiếm rất nhiều thời gian của chúng ta, vì vậy chúng ta cần phải giúp thế hệ sau đối phó với điều này. The lời ông Tristan Harris, cựu chuyên gia của Google, công nghệ đã khiến hàng triệu trẻ em “xuống cấp”.
Mời xem video: 8 cách để tránh việc con trẻ nghiện điện thoại di động
Một trong những nguyên nhân chính khiến con người ta nghiện các thiết bị điện tử chính là thời gian và lưu lượng truy cập của người dùng, đây chính là sản phẩm quan trọng của các công ty công nghệ, khi thiết kế, họ cũng cố ý nghiên cứu hành vi gây nghiện đối với con người. Vì vậy khi sử dụng điện thoại di động, xem phim v.v…, chúng ta sẽ rất tự nhiên có nguy cơ bị nghiện. Đây là điều cực kỳ khó chống cự đối với trẻ em và thanh thiếu niên khi mà khả năng tự kiểm soát của các em còn đang phát triển.
Ông Harris từng làm việc 3 năm ở Google cho biết, ông trước đây từng làm ảo thuật gia, ông cho rằng việc thiết kế sản phẩm công nghệ cũng giống như ảo thuật, ảo thuật gia sẽ tìm điểm mù, vùng cận biên và những hạn chế trong cảm giác của mọi người, từ đó tác động đến họ khi họ không chú ý. “Một khi bạn biết được cách nhấn vào phím trong não của con người, bạn sẽ có thể thao túng họ giống như đối với đàn dương cầm vậy.”
Theo ông Harris, nguyên lý gây nghiện của các nền tảng công nghệ thật ra cũng giống như bản chất của máy đánh bạc. Ông chỉ ra rằng, bình quân một ngày chúng ta sẽ kiểm tra điện thoại 150 lần, nhưng không phải lần nào cũng là hành động có ý thức.
Ông giải thích rằng khi đăng tải bài viết hoặc hình ảnh lên Internet, chúng ta sẽ không kiểm soát được việc muốn kiểm tra xem mình được bao nhiêu lượt thích và bình luận, trạng thái này giống như khi kéo cần của máy đánh bạc. Khi não liên kết việc “được người khác quan tâm” và “tăng người theo dõi mới” với việc kiểm tra điện thoại thì sẽ hình thành thói quen không thể dừng lại được.
Điều khiến chúng ta càng thêm nghiện còn có chứng lo sợ bỏ lỡ điều gì đó (Fear of Missing Something), cũng có nghĩa là lo lắng sẽ bỏ lỡ những tin tức mới, lời nhắn mới. Cộng thêm việc thiết kế của mạng xã hội đó là chỉ cần làm mới thì sẽ có vô vàn thông tin hiện ra, dẫn đến việc chúng ta không ngừng dán mắt vào điện thoại.
Chúng ta sợ sẽ bỏ qua thông tin quan trọng, mong được bạn bè đồng tình càng khiến các thanh thiếu niên càng thêm mê đắm. Trong một nghiên cứu tại Đại học Leeds Baker, một đứa trẻ 13 tuổi cho biết: “Nếu không thường xuyên lên mạng, em lo lắng rằng mọi người không còn muốn làm bạn với em nữa. Họ muốn em thích bài đăng của họ, nếu em không lên mạng thì có thể sẽ quên nhấn thích.”
Giảm thời gian sử dụng màn hình rất hữu ích cho sức khỏe và việc học tập của trẻ. Một nghiên cứu trên 4.500 học sinh đã chỉ ra rằng nếu kiểm soát thời gian sử dụng các sản phẩm 3C (máy vi tính, điện thoại và sản phẩm điện tử gia dụng) trong vòng 2 giờ đồng hồ, việc học tập của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Ngược lại, một nghiên cứu được công bố trên The Lancet chỉ ra rằng trẻ em sử dụng mạng xã hội trong hơn 5 giờ mỗi ngày có sự gia tăng rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, tăng 50% đối với bé gái và 35% ở bé trai.
Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình bị nghiện màn hình, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất nên tìm đến bác sĩ gia đình, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tâm lý,… để đánh giá, cũng giống như tất cả các vấn đề về nghiện khác, sẽ dễ dàng thành công hơn với sự trợ giúp chuyên nghiệp. Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng hầu hết tất cả trẻ em nghiện điện thoại di động nghiêm trọng đều có các triệu chứng khác, chẳng hạn như: quá hiếu động, trầm cảm, lo âu, buồn rầu, bắt nạt trong nhà trường và các vấn đề khác, vì vậy cần phải xem xét toàn diện, đừng chỉ chú ý đến vấn đề sử dụng điện thoại di động.
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em quá phụ thuộc vào điện thoại di động:
Bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ em dưới 18 tháng không nên sử dụng màn hình điện tử ngoại trừ gọi điện thoại video với người thân, bạn bè ở xa. Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi là dưới một giờ. Nên sớm kiểm soát để có thể giúp trẻ phát triển các mối quan tâm khác và nhằm làm giảm sự xuất hiện của vấn đề nghiện điện thoại.
Bố mẹ cũng phải quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử của mình để làm gương cho các con.
Điện thoại di động và máy tính có thể chỉ là cách mà trẻ bộc lộ sự căng thẳng. Cần kiểm tra xem liệu có phải gia đình khiến trẻ cảm thấy áp lực hay không.
Các chuyên gia tâm lý của trẻ em nhắc nhở bố mẹ và con trẻ cần cố gắng cùng nhau ăn ít nhất 2 bữa tối mỗi tuần. Nhiều trẻ lạm dụng điện thoại vì tách biệt mối quan hệ xa cách với bố mẹ.
Đối với trẻ em bắt đầu sử dụng điện thoại di động, cần phải thiết lập rõ ràng tổng thời gian sử dụng, quy định rằng chỉ cuối tuần mới được chơi game.
Trước khi tải ứng dụng, phải thông qua sự đồng ý của bố mẹ nhằm kiểm soát trẻ.
Hãy để con bạn tiếp xúc với drone, kính hiển vi, robot hoặc học lập trình, dời đi sự chú ý của trẻ sang các sản phẩm công nghệ khác và xây dựng nhiều sở thích hơn.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, như bóng đá, tennis, đạp xe, đi bộ đường dài, leo núi… sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin, học cách tương tác thực sự với mọi người.
Theo Epoch Times
Minh Ngọc
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…