Cuộc sống là một chuỗi những thách thức; tuy nhiên, trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội để tái tạo bản thân. Tự chữa lành không chỉ là một hành trình cá nhân mà còn là quá trình học cách vượt qua nỗi đau, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng cách áp dụng 9 quy tắc đơn giản nhưng hiệu quả sau, bạn sẽ khám phá ra sức mạnh bên trong mình và nhanh chóng tiến về phía trước.
Đừng lo lắng về ngày mai cũng như đừng hối tiếc về ngày hôm qua; hãy tập trung sức mạnh tinh thần của bạn vào ngày hôm nay. Hãy sống trọn vẹn và tận hưởng cuộc sống của bạn trong hiện tại.
Chúng ta không thể thay đổi những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Lo lắng không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn làm tăng thêm đau khổ. Hãy nhớ rằng bạn đang sống ở đây, vì vậy đừng để tâm đến những thứ vượt quá khả năng của bạn.
Ví dụ, khi bạn gặp một người quen biết lúc đang đi trên phố, bạn chào người ấy một cách nồng nhiệt nhưng họ thậm chí không nhìn bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy không được tôn trọng? Nếu bạn gặp cấp trên, bạn nghĩ người đó kiêu ngạo. Nếu đó là một người bạn, bạn nghĩ người bạn này đang không hài lòng về bạn. Thế nhưng bạn lại không biết được rằng, lúc đó tâm trạng của người kia không tốt, hoặc đang mải suy nghĩ một điều gì đó nên không để ý tới bạn. Bạn biết đấy! rất nhiều điều không vui thường là do chính bạn suy diễn ra.
Nhịp sống của xã hội hiện đại thay đổi mạnh mẽ, và điều này khiến con người phải suy nghĩ nhiều hơn, nhưng cảm nhận lại ít hơn. Nếu bạn cứ mãi suy nghĩ về việc “Làm thế nào để thăng chức?”, “Làm cách nào để đạt điểm cao trong kỳ thi?”, hay “Làm cách nào để xây dựng mối quan hệ tốt với người khác?”, thì mọi sự chú ý sẽ dồn vào việc đạt được mục tiêu mà dễ dàng bỏ qua những điều hiện hữu xung quanh.
Bạn đã thấy gì? Bạn đã nghe gì? Vẻ đẹp luôn hiện diện xung quanh bạn, nhưng có thể bạn đã quên cảm giác đó như thế nào. Cảm xúc có thể điều chỉnh, và điều này sẽ làm phong phú thêm suy nghĩ của bạn. Có lẽ bạn cũng không muốn trở thành một cỗ máy chỉ có logic mà không có cảm xúc, phải không?
Cảm xúc là trải nghiệm liên quan đến việc liệu mọi thứ có đáp ứng được nhu cầu của bản thân hay không. Tuy nhiên, đối với nhu cầu tâm lý, tốt nhất là chúng ta nên chấp nhận và tôn trọng chúng. Giữ một thái độ đúng đắn và dám nhìn thẳng vào những cảm xúc khó chịu là cách để bạn chuẩn bị tinh thần ứng phó với những gì sắp xảy ra.
Mọi người có xu hướng đưa ra kết luận nhanh chóng, đặc biệt khi họ chủ quan tin rằng “người khác sai và tôi đúng”. Đây là kết quả của “suy nghĩ đã được lập trình” trong bộ não.
Cách đúng đắn để xử lý trường hợp này và giải quyết các mối quan hệ cá nhân là: Đừng phán xét đúng sai trước, hãy bày tỏ ý kiến của mình trước. Ưu điểm của cách làm này là bạn có thể giảm thiểu mâu thuẫn và xung đột không cần thiết với người khác, đồng thời cũng tránh được rắc rối và đau khổ không đáng có cho bản thân.
Việc tôn sùng thần tượng và quyền lực có thể có tác dụng “bắt chước” nhất định ở tuổi thiếu niên. Bạn luôn vẽ cho mình một bức tranh về việc “mình muốn trở thành người như thế nào” và tạo ra ý thức về phương hướng. Tuy nhiên, bạn lại bỏ qua các hệ lụy tiêu cực. Bạn dành ít thời gian cho việc xem xét nội tâm hơn là xác định “Tôi là ai?” và hậu quả nghiêm trọng của việc không hiểu rõ bản thân sẽ dần trở nên rõ ràng sau này.
Vì vậy, chúng ta không nên mù quáng đồng ý với người khác và quên mất khả năng suy nghĩ độc lập của bản thân. Bạn cũng không nên phục tùng người khác một cách vô nguyên tắc và bỏ qua sức mạnh nội lực bên trong bạn.
Mỗi người đều là một cá thể độc lập; bạn là bạn, còn người khác là người khác. Đừng nghĩ rằng nếu mình là người nào đó, bạn chắc chắn sẽ làm tốt hơn họ. Thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy nhanh chóng hành động và làm những điều nên làm, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Người ta thường tìm cớ để trốn tránh trách nhiệm. Chẳng hạn, nếu điểm thi không tốt, họ sẽ đổ lỗi cho môi trường học tập kém, sự thiếu hiểu biết và hỗ trợ từ phụ huynh; nếu môi trường học tập không tốt, họ sẽ đổ lỗi cho người giám sát; còn nếu làm việc không hiệu quả, thì sẽ đổ lỗi cho mức lương thấp, khiến họ không có động lực làm việc… Con người thường hướng ngoại như vậy; thay vì nhìn vào bản thân, họ lại luôn nhìn ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta không thể nỗ lực tiến về phía trước! Vì vậy, bạn cần học cách tự chịu trách nhiệm cho bản thân. Chỉ khi đó, bạn mới có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…