Trước khi về chung một nhà, cô dâu chú rể tương lai phải tuân thủ rất nhiều truyền thống và nghi lễ xa xưa của Ấn Độ.
Với người nước ngoài, một số nghi lễ của Ấn Độ có vẻ khác thường. Nhưng tất cả chúng đều nhằm mang đến cuộc sống hôn nhân viên mãn lâu dài cho cặp đôi mới cưới.
Dưới đây là một số truyền thống lạ lùng nhưng rất thú vị trong đám cưới Ấn Độ.
Chiêm tinh đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Ấn Độ giáo. Đó không phải là loại chiêm tinh giống thế giới phương Tây, mà là loại chiêm tinh học nói về nghiệp (karma) và pháp (dharma) của con người.
Các nhà chiêm tinh ở Ấn Độ giúp mọi người đưa ra các quyết định quan trọng, ví dụ như chọn ngày cưới cho các cặp đôi. Người theo đạo Hindu tin rằng chọn ngày cưới dựa trên lá số tử vi của chú rể và cô dâu tương lai sẽ giúp họ có hạnh phúc lâu dài.
Một trong những nghi lễ quan trọng cần được thực hiện trong đám cưới của người Ấn Độ là trao vòng hoa. Từ thời xa xưa, hành động trao đổi này thể hiện sự chấp thuận lời cầu hôn của đôi nam nữ.
Cô dâu chú rể sẽ trao cho nhau vòng hoa được kết bằng những bông hoa nở rực rỡ, thơm ngát. Ngày nay, đây được coi là biểu tượng cho tình yêu và sự tôn trọng của các cặp đôi mới cưới.
Ở một số cộng đồng Gujarati, khi chú rể đến nhà cô dâu, mẹ vợ của anh sẽ thực hiện một nghi lễ khác thường: bà rửa chân cho chú rể bằng sữa và mật ong. Hỗn hợp như vậy được gọi là Madhuparka. Đây là cách chủ nhà chào đón khách theo nghi lễ xa xưa.
Khi chuẩn bị kết hôn, tóc của cô dâu tương lai sẽ được thoa bột màu đỏ hoặc đỏ cam (có tên là sindoor). Từ ngàn xưa, người Ấn Độ đã áp dụng nghi lễ này để thể hiện tình trạng hôn nhân. Nhiều phụ nữ vẫn bôi bột đỏ ngay cả sau khi cưới.
Trong khu vực bộ lạc của bang Uttar Pradesh, bạn bè của chú rể sẽ ném cà chua thay cho hoa vào người anh ta. Mọi người tin rằng mối quan hệ bắt đầu với một nghi thức khó chịu như vậy sẽ tạo ra tình yêu sâu đậm.
Nghi lễ Mehendi có lẽ là truyền thống đám cưới Ấn Độ nổi tiếng được nhiều người biết nhất. Trước lễ cưới, cô dâu tương lai sẽ trang điểm cho bàn chân và bàn tay của mình bằng những thiết kế henna phức tạp.
Nghi lễ Mehendi được tổ chức khi cô dâu và gia đình quây quần bên nhau. Người ta tin rằng henna có tác dụng thúc đẩy khả năng sinh sản và xua đuổi tà ma cho hai vợ chồng.
Theo văn hóa Ấn Độ giáo, màu trắng chỉ dùng cho việc để tang nên cô dâu sẽ không được mặc màu sắc này trong đám cưới. Thay vào đó, cô gái phải mặc saris tươi sáng có màu sắc rực rỡ, chủ yếu là màu đỏ vì nó mang rất nhiều ý nghĩa tích cực trong văn hóa Ấn Độ.
Trong các đám cưới ở Gujarati, có một truyền thống khá hài hước: mẹ cô dâu kéo mũi chú rể nhằm nhắc nhở anh ta phải luôn khiêm tốn như khi cầu hôn con gái bà.
Cuối lễ cưới, cô dâu cần thực hiện nghi lễ Vidaai để nói lời “tạm biệt” với cha mẹ của mình. Trong lễ Vidaai, cô dâu phải ném một mớ lúa to lên đầu để mẹ cô đứng đằng sau đỡ lấy. Đây được xem là cách cô gái bày tỏ sự biết ơn với công nuôi dạy của cha mẹ.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…