Nếu nước thực sự có khả năng ghi nhớ và truyền thông tin khi tiếp xúc với một nguồn nước khác thì chúng có thể gây ra tác động rất lớn tới cuộc sống của con người.
Theo triết học cổ đại, vật chất được hình thành bởi năm yếu tố cơ bản: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố trong ngũ hành đều có những đặc điểm riêng biệt, khả năng ức chế (tương khắc) một yếu tố và khả năng hỗ trợ (tương sinh) một yếu tố.
Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, các yếu tố này lại được giải thích theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, chỉ riêng yếu tố thủy (nước) là bất biến. Nước có thể tồn tại bất chấp nhiều định luật vật lý. Dường như nước có sự sống của riêng mình. Vào những năm 1700, sự ra đời của liệu pháp vi lượng đồng căn đã khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy tò mò với một bí ẩn không thể giải thích được: Khả năng ghi nhớ của nước.
Ban đầu, nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của nước bị cộng đồng khoa học phản đối khá nhiều. Khi thực hiện thử nghiệm trong lĩnh vực vi lượng đồng căn, nhà miễn dịch học Jacques Benveniste đã phát hiện ra rằng các kháng thể được pha loãng trong nước đến mức ít hoặc không còn, vẫn có tác dụng tương tự như tác dụng của chính kháng thể đó.
Năm 1988, phát hiện của ông được công bố trên tạp chí khoa học Nature. Điều kiện để đăng bài là biên tập viên John Maddox được phép chọn một nhóm người để tái tạo thí nghiệm. Thật không may, kết quả cuối cùng đã làm lung lay những phát hiện ban đầu của Jacques và khiến vi lượng đồng căn bị dán nhãn là “ngụy khoa học”.
Vào những năm 1990, Tiến sĩ người Nhật Bản Masaru Emoto bắt đầu thực hiện những khám phá của riêng mình. Ông tận tụy cống hiến cho công việc này đến tận năm 2014 – khi ông qua đời. Emoto chủ yếu tập trung nghiên cứu về ý thức của nước. Ông phát hiện ra rằng khi bị đóng băng, các mẫu nước khi tiếp xúc với các mục đích khác nhau sẽ tạo ra các tinh thể khác nhau. Ví dụ: Tình yêu, lòng biết ơn và sự thật tạo ra những tinh thể đối xứng đẹp đẽ. Sự nhạo báng, tà ác và bẩn thỉu lại tạo ra tinh thể hỗn độn. Ông cũng nhận thấy phản ứng tiêu cực hoặc tích cực khác nhau ở gạo khi được nấu bằng chất lượng nước khác nhau.
Trong một cuốn sách viết năm 2016 “Water and its Memory”, các nhà nghiên cứu người Đức (Tiến sĩ Bernd Kröplin và Regine C. Henschel) đã đưa ra một trường hợp rất thuyết phục. Thí nghiệm của họ được ghi lại cẩn thận bằng những bức ảnh chất lượng cao từ kính hiển vi trường tối. Qua đó, họ có thể nhận thấy cấu trúc của các giọt nước đã có sự thay đổi rõ rệt sau khi tiếp xúc với các trường hợp khác nhau. Ví dụ: Họ yêu cầu những người tham gia thu thập các mẫu nước từ cùng một nguồn và trong cùng một lúc. Sau đó, họ sấy khô các mẫu nước và quan sát bằng kính hiển vi công suất cao. Kết quả cho thấy các mẫu nước lấy từ mỗi người tham gia khác nhau có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.
Tương tự như vậy, khi ngâm một bông hoa tươi trong cốc nước, những giọt nước lấy ra từ cốc sẽ tạo ra một mô hình đặc trưng. Nếu ngâm một loài hoa khác vào nước đó thì hoa văn đặc trưng của nó cũng sẽ được phản ánh trong những giọt nước khô.
(Nước khô, một dạng “chất lỏng dạng bột” khác thường, là một dạng nhũ tương không khí trong nước, trong đó các giọt nước nhỏ, với kích thước của một hạt cát, được bao quanh bởi một lớp phủ silic dioxide. Nước khô thực sự bao gồm 95% nước lỏng, nhưng lớp phủ silic dioxide ngăn các giọt nước kết hợp và biến trở lại thành một chất lỏng khối. Kết quả có được là một loại bột trắng trông rất giống với muối ăn, theo Wikipedia).
Dường như nước cũng bị ảnh hưởng khi tiếp xúc gián tiếp. Các nhà khoa học đã nhận ra sự khác biệt lớn về số lượng giọt nước xuất hiện trước và sau khi ở gần các vật sống, ví dụ như rau diếp.
Nếu chúng ta chấp nhận kết luận rằng nước có bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, thì chỉ với một vài nỗ lực nữa, chúng ta có thể tưởng tượng ra viễn cảnh nước có thể truyền thông tin nó thu thập được sang một nguồn nước khác. Cơ thể con người (thậm chí cả bề mặt trái đất) có khoảng 70% là nước. Nếu nước thật sự có thể giao tiếp thì tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta sẽ là rất lớn.
Tình trạng của nước xung quanh chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tuy nhiên, những đặc tính của nước lại hiếm khi được chúng ta xem xét. Dù nước được hình thành bởi những trải nghiệm tích cực hay tiêu cực thì nó vẫn liên tục tạo ra những tác động lớn trong nhiều thế hệ.
Tận dụng sức mạnh ghi nhớ của nước, các nhà đổi mới đã phát triển một số cách để làm mới (hồi sinh, cải thiện) nó, sao cho cung cấp được nhiều lợi ích cho con người và hành tinh hơn. Phần lớn các phương pháp đều được lấy cảm hứng từ thiên nhiên – nơi thanh lọc và cung cấp năng lượng cho nước bằng cách truyền nước qua đá và khoáng chất, đưa nước qua các dòng xoáy rồi đổ xuống thác.
Về mặt khoa học, khi các giọt nước va chạm với nhau hoặc với chất rắn ướt ở nơi có nước bắn ra như thác nước hoặc đài phun nước thì sẽ tạo ra ion âm. Những ion này đã được chứng minh là có thể làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường trao đổi chất và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Trong một thí nghiệm ở trại hè, những đứa trẻ mắc bệnh hen suyễn được tiếp xúc với sương mù tỏa ra từ thác nước có sức khỏe được cải thiện tốt hơn so với nhóm đối chứng tại trại.
Để khôi phục năng lượng tích cực trong nước, chúng ta có thể thực hiện bằng cách bắt chước sự vận động của tự nhiên. Ví dụ như tái hiện lại dòng chảy động lực học (dòng nước chảy qua đá, bào mòn và hình thành dòng xoáy) hoặc để nước chảy tĩnh trong đường ống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Flowforms được đánh giá một trong những phương pháp xử lý nước thải tự nhiên và hiệu quả. Nước thu được thông qua cách này có thể ứng dụng với mọi loại thực vật. Họ cũng có thể dựa vào đó để tạo ra nhiều tính năng nước thú vị mang đến lợi ích thiết thực.
Nước được biến đổi từ nước tĩnh có phạm vi ứng dụng rộng hơn.
Hệ thống phục hồi nước Grander (phát triển bởi Johan Grander) có lõi nước lấy từ suối Stephanie ở Jochberg, Áo. Dòng nước được giữ trong một vỏ không gỉ, từ tính nhẹ. Đường ống dẫn nước qua ngôi nhà này được trang bị khá nhiều cải tiến quan trọng về mặt đặc tính. Nó có thể ngăn chặn sự ăn mòn đường ống, giảm sự tích tụ bùn, giữ trạng thái sạch sẽ trong một khoảng thời gian dài (mà không cần dùng hóa chất xử lý).
Chế biến thức ăn
Sau khi áp dụng hệ thống này, sản phẩm trong các tiệm bánh đã có sự cải thiện đáng kể. Bột được nhào tốt hơn nên có thể tạo ra các loại bánh nướng có kết cấu mịn hơn, dễ tiêu hóa hơn và sử dụng được lâu hơn (mà không cần sử dụng chất phụ gia).
Một nhà máy đóng hộp sử dụng nước đã được làm mới nhận thấy chất lượng công việc của họ dần thay đổi theo hướng tốt lên. Họ có thể làm sạch thiết bị với lượng nước ít hơn và cũng không cần sử dụng nhiều hóa chất cho sản phẩm nữa.
Giải trí
Một người quản lý hồ bơi cho biết sử dụng nước đã được làm mới khiến lượng clo trong bể giảm đi và tảo phát triển chậm hơn. Cô tin rằng nước biến đổi mang lại nhiều lợi ích cho hồ bơi hơn so với hóa chất.
Trong hộ gia đình
Dựa trên các nguyên tắc tương tự, công ty Aquantity đã phát triển Aqualizer – một thiết bị có hình dạng như chiếc bánh rán cài vào đường ống nước dân dụng. Lợi ích sức khỏe của thiết bị này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng những người sử dụng đã báo cáo rằng hương vị nước trong nhà họ có được cải thiện và cặn vôi đã giảm bớt hoặc mất hẳn.
Sau tất cả, lựa chọn dễ tiếp cận nhất đối với chúng ta là phương pháp của Emoto. Hiểu một cách đơn giản, việc chúng ta cần làm là cố gắng duy trì ý định tích cực. Nếu nước thực sự có khả năng trí nhớ và truyền thông tin, thì chính niệm của chúng ta có khả năng điều hòa và chữa lành toàn diện.
Minh Minh, Vision Times
Ảnh: https://drive.google.com/drive/folders/109Zj72OB2CINnZMSwGorT1rpqejrVK_l
ghi nhớ
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…