Vận động viên nhí không chỉ có sức mạnh đáng nể mà cô bé còn là học sinh giỏi ở trường. Trong lớp học nâng tạ của mình, cô bé thuộc top 10 ở Bắc Mỹ.
Năm 2019, chỉ sau 1 năm tập luyện, vận động viên cử tạ Rory Van Ulft bắt đầu chinh phục chức vô địch quốc gia đầu tiên. Sau khi hoàn thành phần thi nâng tạ cao mức 22,6 kg và nâng tạ nhanh 17,2 kg, cha mẹ đã đưa cô bé 8 tuổi đến Disneyland. Vốn dĩ họ đăng ký cho cô thi ở đây vì địa điểm gần với công viên giải trí.
Hai năm sau, cô bé Rory giành thêm nhiều chức vô địch cử tạ Olympic trẻ. Khả năng nâng tạ của cô bé tốt hơn nhiều người lớn, thậm chí cô bé có thể nâng tạ cao và cử giật 45,3 kg (gấp 1,5 lần trọng lượng cơ thể cô bé).
Cô bé cũng là một vận động viên powerlifter xuất sắc. Powerlifting là bộ môn thể thao thiên về sức mạnh. Yêu cầu của bộ môn này đối với người tập là nâng tạ càng nặng càng tốt dựa trên các bài tập gym cơ bản là: Squat, Bench Press, Deadlift.
Thông qua powerlifting, bạn sẽ biết sức mạnh tối đa của bản thân bằng khả năng nâng tạ. Trong cùng một hạng cân và cùng giới tính, các powerlifter sẽ bắt đầu buổi meeting đầu tiên với bài tập Squat 3 lần nâng tạ, tiếp đó sẽ thực hiện 3 lần nâng tạ của Bench Press và cuối cùng là 3 lần nâng tạ của Deadlift.
Ở mỗi bài tập, vận động viên sẽ chọn ra lần nâng tạ đạt trọng lượng cao nhất, sau đó cộng 3 mức tạ cao nhất đó lại để cho ra tổng trọng lượng tạ nâng trong bộ môn powerlifting. Nếu tổng trọng lượng tạ của bạn cao nhất trong hạng cân tham gia thì bạn là người chiến thắng. Thành tích của cô bé Rory là Deadlift 90kg, Squat 160 lần.
Ban đầu, cha mẹ muốn Rory tập môn thể thao này để bổ sung cho việc tập luyện thể dục dụng cụ. Họ muốn con gái khỏe mạnh hơn chứ không nhắm đến các chức vô địch. Thậm chí họ còn chưa bao giờ xem thi đấu cử tạ trên TV cho đến khi cô bé Rory tham gia. Sức mạnh đáng nể của cô bé gây sự chú ý lớn ở phòng tập. Ông Cavan – bố của cô bé – tò mỏ kiểm tra kết quả luyện tập của con mình và phát hiện cô nằm trong top 10 ở Bắc Mỹ (trong lớp).
Dịch COVID-19 khiến Canada bị phong tỏa nên gia đình phải chuyển địa điểm luyện tập của cô bé Rory xuống tầng hầm. Họ lại choáng váng thêm một lần nữa vì số lượng tạ cần mua thêm không theo kịp sức mạnh ngày càng tăng của cô bé.
“Tôi không nghĩ chúng tôi phải mua nhiều thiết bị vì con bé còn nhỏ quá. Nhưng sự thật là Rory sẽ tập nâng tất cả những gì chúng tôi có” – ông Cavan nói.
Những video ghi lại quá trình tập luyện của cô bé thường xuyên nhận về chỉ trích. Cư dân mạng nói rằng môn thể thao này không an toàn cho trẻ nhỏ trong khi các nghiên cứu cho thấy kết quả ngược lại. Lindsay – mẹ của Rory – chia sẻ rằng bà phải đọc hàng nghìn bình luận chỉ trích bà là một người mẹ tồi tệ. Nhưng bà thấy rất hạnh phúc khi môn thể thao này giúp con gái bà trở nên tự tin hơn, chững chạc hơn. Quan sát việc luyện tập của con mỗi ngày giúp bà rút ra kết luận là các môn thể thao đòi hỏi sức bền rất tốt cho các bé gái.
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Tokyo, cô bé Rory đã thức rất muộn để xem các phần thi cử tạ. Cô bé mong muốn một ngày nào đó được bước lên đấu trường quốc tế. Tất nhiên cha mẹ của Rory cũng hết lòng ủng hộ ước mơ Olympic của con gái.
“Rory có thể tập cử tạ trong bao lâu tùy thích. Nếu con bé muốn từ bỏ, cũng được thôi” – bà Lindsay nói – “Chúng tôi chỉ là những người đồng hành luôn ủng hộ Rory làm bất cứ điều gì con bé muốn”.
Một trong những huấn luyện viên của Rory đặt biệt danh cho cô bé là “kỳ lân” bởi vì ở cô bé tập hợp tất cả những đặc điểm ưu tú nhất. Vận động viên nhí sở hữu sức mạnh vượt trội và khả năng di chuyển linh hoạt nhờ môn thể dục dụng cụ, tỷ lệ cơ thể lý tưởng để nâng tạ Olympic, và cũng đủ thông minh để học giỏi ở trường. Rory cũng sở hữu đức tính mà không ai có thể dạy được: sự tập trung và sự rèn luyện bền bỉ mặc cho tuổi đời còn rất trẻ.
“Bạn có thể nhìn thấy điều đó trên khuôn mặt Rory khi con bé bước lên bục thi đấu. Không phải đứa trẻ nào ở tuổi đó cũng có đủ tự tin đi lại trước 1000 người và nhấc vật nặng hơn trọng lượng cơ thể qua đầu” – bà Lindsay nói.
Cô bé Rosy cũng thừa nhận khi bước lên bục đấu mình thấy rất thoải mái, đầu óc tỉnh táo và chỉ tập trung vào mục tiêu nâng tạ.
“Bạn luôn phải cố gắng hết sức. Ngay cả ngày hôm đó bạn không đạt được mục tiêu thì bạn vẫn phải cố gắng hết sức có thể. Và bạn nên tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn không thể nữa” – lời khuyên của cô bé Rory dành cho các vận động viên khác.
Minh Minh (Theo Insider)
Xem thêm:
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…