Các nữ tu sĩ đến từ Himalaya đều là “cao thủ võ thuật”

Khi nhắc đến nữ tu sĩ, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Bình tĩnh, từ bi, có lòng nhân ái, luôn yên lặng tu tập, thế nhưng những nữ tu đến từ núi Himalaya thì lại không như thế, tất cả họ đều là cao thủ võ thuật.

Khi tụng kinh, họ mặc áo dài màu nâu sòng truyền thống, khi tập võ thì thay sang đồ luyện võ, trở thành những nữ tu võ thuật thật sự.

(Ảnh: simondetreywhite.com)

Đương nhiên những nữ tu này tập võ không phải vì thú vui, cũng không phải để thể hiện khả năng đặc biệt của mình, hiện nay họ đang dạy từng thế võ để tự vệ cho phụ nữ Ấn Độ nhằm bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại.

Theo số liệu của tổ chức National Crime Records Bureau, trong năm 2015, ở quốc gia này xảy ra gần 35.000 vụ cưỡng hiếp, bình quân mỗi giờ xảy ra 4 vụ. Vấn đề cưỡng hiếp tình dục gần như đã trở thành vấn nạn xã hội lớn nhất ở Ấn Độ, các nữ tu sĩ này mong muốn dạy võ cho phụ nữ để phòng thân.

Những nữ tu này đến từ Kathmandu (Nepal), thuộc một pháp môn truyền thừa Phật giáo, thuộc Phật giáo Tây Tạng. Vào năm 2016, họ đến thủ đô New Delhi của Ấn Độ, sau đó xây dựng nơi luyện võ tại thành phố Leh thuộc Ladakh ở cực Bắc Ấn Độ để dạy các cô gái trẻ cách chống trả, phòng thủ khi bị tấn công bất ngờ, cách phản ứng khi bị tấn công từ phía sau và cách phản kích với hành vi xâm hại tình dục. Đoàn thể này ngày càng được mọi người đón nhận và tin tưởng.

Ở Nepal, theo truyền thống thì các nữ tu chỉ luyện tập làm việc nhà, võ thuật là việc của các nam tăng. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, Thượng sư Gyalwang Drukpa của pháp môn này bắt đầu khuyến khích các nữ tu luyện tập võ thuật truyền thống.

Theo bài phỏng vấn của đài BBC vào năm 2016, các nữ tu ở Nepal mỗi ngày đều luyện võ từ 5 giờ sáng và huấn luyện với cường độ cao 3 lần trong ngày. Những buổi huấn luyện này không chỉ bao gồm luyện võ thông thường mà còn có cả luyện vũ khí truyền thống như trường kiếm, đoản kiếm, dao, kích, giáo và côn nhị khúc. Có một võ sư Việt Nam mỗi năm đến Nepal 2 lần đễ dạy võ cho họ.

Qua nhiều năm huấn luyện, các nữ tu sĩ đã kết hợp võ thuật với việc tu hành thường ngày.

“Tôi phải từng giây từng phút chú ý đến từng động tác, nếu biết mình làm không đúng thì phải sửa ngay. Phải tập trung tinh thần trong mọi động tác, nhớ kỹ thứ tự trước sau của các động tác, không được làm sai”.

Sau khi luyện tập võ thuật, rất nhiều nữ tu cảm thấy an toàn, tự tin và thân thể khỏe mạnh hơn, tinh thần cũng tập trung hơn.

Ngoài dạy phụ nữ võ tự vệ, đầu năm 2016, các nữ tu này đã đi bộ hàng ngàn cây số quanh Himalaya để nhắc nhở mọi người quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường và nạn buôn người.

Công phu của các nữ tu cũng được sử dụng ở Nepal. Khi Nepal bị động đất vào tháng 4/2015, các nữ tu đã từ chối chuyển đến nơi an toàn, họ đến những ngôi làng bị nạn, quét dọn đống đổ nát, đường xá, phân phát thực phẩm cho những người may mắn sống sót và giúp đỡ người dân bị nạn dựng lều.

Ngọc Trúc

Xem thêm:

Ngọc Trúc

Published by
Ngọc Trúc

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

7 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

8 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

9 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

9 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

9 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

10 giờ ago