Cây anh đào 1000 năm ở Nhật Bản đã nở rộ nhưng không có khách ngắm

Vào mỗi độ tháng Tư, hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật. Đây cũng là dịp người Nhật cùng nhau thưởng hoa theo cách truyền thống. Cứ đến mùa xuân, thành phố Miharu, Nhật Bản lại chào đón hàng ngàn lượt khách đến ngắm hoa anh đào. Nhưng năm nay không khí ảm đạm hơn hẳn vì dịch bệnh COVID-19. Hoa đã nở trắng cây nhưng chẳng có mấy du khách đến thưởng thức nữa.

(Ảnh: Shutterstock)

Cây anh đào ở Miharu không hề tầm thường. Nó có tên gọi Takizakura (nghĩa là cây anh đào thác nước) và tuổi thọ đã lên đến 1000 năm. “Cây anh đào nhắc nhở tôi rằng thiên nhiên rất mạnh mẽ. Thiên nhiên có thể vượt qua mọi thứ” – Kazue Otomo nói với NPR sau khi đến ngắm hoa cùng gia đình. Họ đều đeo khẩu trang khi đến thăm cây đào nghìn năm.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên cây hoa đặc biệt này khoe sắc mà không có người ngắm. Miharu nằm ở quận Fukushima ở miền bắc Nhật Bản. Fukushima là nơi xảy ra một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào năm 2011. Nhà máy điện bị rung chuyển bởi động đất, sau đó là thảm họa sóng thần. Trong nhiều năm, nỗi sợ nhiễm phóng xạ khiến mọi người không dám đến thăm cây đào nổi tiếng. Nó đã trở thành cây cổ thụ tồn tại qua nhiều thế kỷ, sống sót qua nhiều cuộc chiến tranh và nạn đói.

Những người chăm sóc cây đã đặt các cột gỗ để giữ các cành cây được khỏe mạnh và an toàn.

Takizakura là một loài anh đào đặc biệt thuộc dòng đào lớn có tên là “Pendula Rosea”. Fukushima Travel, trang web du lịch chính thức của khu vực miêu tả dòng đào này như một cảnh tượng ngoạn mục với hàng trăm cành cây tỏa ra nhiều hướng. Theo truyền thống ngắm hoa thông thường, bạn sẽ được trải nghiệm một nét văn hóa rất Nhật Bản là hoạt động hanami. Vào dịp nghỉ xuân, học sinh, sinh viên sẽ cùng gia đình tổ chức một buổi picnic dưới tán hoa anh đào rực rỡ. Những món ăn của người Nhật vào dịp hanami thường là bánh mochi, cơm hộp bento và rượu gạo hanamizake. Ngày nay, những người đi ngắm hoa có thể nướng thịt tại chỗ, uống bia, ăn pizza, dâu và sushi. Để có một chỗ ngắm hoa, bạn có thể phải đến đặt chỗ từ đêm hôm trước. Việc đặt rất đơn giản, bạn chỉ cần để một tấm bạt dưới gốc cây là người khác sẽ không giành chỗ đó. Người Nhật rất tôn trọng việc này nên chỉ cần có một tấm bạt được trải sẵn ở đó, coi như khoảnh đất đã có chủ, sẽ không ai chiếm mất của ai. Vì dịch COVID-19 nên tất cả các hoạt động này đều bị hủy bỏ năm nay.

(Ảnh: Shutterstock)

Đối với những du khách muốn ngắm cây đào đẹp nhất thế giới một cách an toàn và thoải mái như ở nhà, Google Earth có cung cấp một chuyến tham quan thực tế ảo Takizakura cho khách hàng.

(Ảnh: Shutterstock)

Người chăm sóc cây, Sidafumi Hirata cho biết tình cảnh hiện tại có vẻ rất ảm đạm, nhưng cây đào cổ thụ sẽ tiếp tục sống sót. Con người càng sống lâu, càng nhìn thấy những điều tồi tệ và tiêu cực. Còn cây đào đã chứng kiến nhiều thảm họa nhưng nó vẫn mang đến vẻ đẹp vô cùng rực rỡ. “Cuộc sống có nhiều lớp đan vào nhau, cả điều tốt và điều xấu” – Sidafumi Hirata.

Hình ảnh cây đào nở rộ năm 2010 (yisris/flickr)

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

36 phút ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

41 phút ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

52 phút ago

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

3 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

4 giờ ago