Vài ngày trước khi đi khám thai, trên màn hình siêu âm tôi thấy bé con đang há miệng nuốt cái gì đó bèn hỏi bác sĩ: “Em bé đang làm gì vậy bác sĩ?” Bác sĩ nói ngay mà chẳng cần suy nghĩ: “Đang uống nước ối đó! Bây giờ thai nhi đã có hệ tiêu hóa của riêng mình rồi, bé cần phải uống một chút nước ối để bổ sung nước trong cơ thể”.
Tôi lại khó hiểu hỏi: “Nếu bé đã có hệ tiêu hóa riêng, mỗi ngày hấp thu rất nhiều chất dinh dưỡng, vậy vấn đề tiểu tiện và đại tiện của bé sẽ được giải quyết thế nào vậy ạ?” Bác sĩ hơi do dự: “Tôi không nói đâu, ghê lắm đấy, cô muốn biết thì tự mình tìm hiểu nhé”.
Tôi rất tò mò nên khi về nhà đã tìm hiểu các kiến thức về vấn đề này, sau khi đọc xong tôi mới biết đúng là bác sĩ không lừa mình, thật sự rất “ghê”.
Có rất nhiều người biết rằng trước khi ra đời thai nhi luôn nằm trong nước ối, hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua dây rốn. Nhưng ít ai biết được thật ra dây rốn hoạt động hai chiều, trước tháng thứ 2 của thai kỳ, bé sẽ đào thải các chất bài tiết ra khỏi cơ thể qua dây rốn. Nhưng sau tháng thứ 2, thai nhi sẽ bắt đầu đào thải nước tiểu từ bộ phận sinh dục, vậy thì nước tiểu sẽ đi về đâu? Không cần suy nghĩ đâu, chỉ có thể là thải vào trong nước ối, nhưng lại có mẹ hỏi rằng nếu vậy thì chẳng phải nước ối sẽ ngày càng đục ư? Trên thực tế thì nước ối sẽ không ngừng được thay mới, cụ thể là bé sẽ nuốt nước bị bẩn, sau đó lại thải ra nước ối đã được làm sạch. Đúng thế, bạn cũng có thể hiểu là bé không ngừng uống nước tiểu của mình.
Thai nhi cũng bài tiết ra phân chứ? Đương nhiên rồi, thai nhi đã có hệ tiêu hóa của riêng mình, đương nhiên cũng sẽ bài tiết ra chất thải, nhưng đa phần thì thai nhi sẽ hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể của mẹ nên rất ít tạo ra dư lượng, nhưng vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nước ối của mẹ sẽ trở nên ngày càng đục vì đa phần các cơ quan của bé đã hình thành, trong nước ối chứa đầy chất bài tiết, tóc và nước tiểu của thai nhi, sau khi tự nuốt chất bài tiết và tóc của mình sẽ khó tránh hình thành phân, dù vậy thường thì bé sẽ không đi ngoài, phân sẽ tích lại trong ruột cho đến sau khi ra đời thì mới thải ra ngoài.
Bất cứ việc gì cũng có ngoại lệ, bé cũng có lúc không nhịn được, trong tình trạng thai nhi bị thiếu oxy thì sẽ dẫn đến việc thả lỏng cơ vòng hậu môn, khiến bé đi ngoài, tình trạng này khá bất ổn, một mặt là phải đối diện với vấn đề thai nhi bị thiếu oxy, mặt khác là phải xem xét vấn đề nước ối bị bẩn. Vì vậy khi xuất hiện tình trạng này, đa phần đều sẽ thực hiện mổ lấy thai gấp nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bé.
Sau khi biết được chất bài tiết của bé con trong bụng sẽ đi về đâu, các mẹ có cảm giác thế nào?
Theo aboluowang.com
Ngọc Trúc biên dịch
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…