Đời Sống

Chìa khóa cuộc đời: Không tranh đấu

Trong cuộc sống, chúng ta thường bị cuốn vào những cuộc tranh đấu không hồi kết, mong muốn giành chiến thắng và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, không phải lúc nào tranh giành cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Thực tế, những người không tranh đấu mà lại biết kiên nhẫn, khiêm nhường và hiểu rõ bản thân, lại thường đạt được thành công một cách tự nhiên. ‘Không tranh đấu’ không phải là yếu đuối, mà là một nghệ thuật sống, biết chọn lựa đúng đắn, giữ vững sự bình yên nội tâm và hòa hợp với thế giới xung quanh.

Không tranh đấu không phải là yếu đuối, mà là một nghệ thuật sống. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

‘Đạo Đức Kinh’ có câu: “Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện ứng, bất triệu nhi tự lai, thản nhiên nhi thiện mưu”. Nghĩa là Đạo của Trời không tranh giành mà vẫn thắng, không cần nói, nhưng người khác vẫn tự nguyện hưởng ứng; không cần mời mà người tự đến, nhẹ nhàng mà công việc vẫn hoàn thành.

Trong cuộc sống, nhiều khó khăn và phiền toái đều xuất phát từ một chữ ‘tranh’. Càng tranh đấu nhiều, ta càng sa lầy vào những rắc rối, và nỗi khổ đau càng trở nên tột cùng. Người chiến thắng thực sự không phải là người tranh giành hơn thua, mà là người luôn tự vươn lên và kiên trì không ngừng.

Núi không tranh, tự có cao độ

Tấn Tử nói: “Nếu không trèo lên núi cao, làm sao có thể biết được độ cao của trời; không đứng bên suối sâu, làm sao hiểu được độ dày của đất”.

Bậc quân tử giống như núi cao, đã nhìn thấy phong cảnh từ trên cao, hiểu được sự bao la của trời đất. Vì thế, họ không tranh cãi về những điều nhỏ nhặt.

Vào thời Khang Hy triều đại nhà Thanh, Thái thú Trương Anh nhận được một lá thư từ quê nhà. Thư viết rằng, hàng xóm họ Ngô xây dựng nhà mới và muốn chiếm một phần đất bên cạnh ngôi nhà cũ của gia đình ông. Người nhà của Trương Anh không đồng ý, và hai bên đã kiện tụng mãi không dứt. Thư yêu cầu ông đứng ra giải quyết công bằng.

Sau khi đọc thư, Trương Anh đã đáp lại bằng một bài thơ:Ngàn dặm viết thư chỉ vì tường, nhường họ ba thước có sao đâu?
Vạn Lý Trường Thành nay còn đó, nhưng đâu còn thấy  vua xưa”.

Sau khi đọc thư, gia đình Trương hiểu ra và chủ động nhượng bộ, gia đình Ngô cũng vì vậy mà nhượng lại ba thước. Cuộc tranh chấp đất đai được giải quyết êm đẹp, hai gia đình từ đó sống hòa thuận. Hoàng triều còn đặc biệt ban tặng một cổng mang tên “Lễ Nhượng”, hay còn gọi là “Lục Thước Ngõ” nổi tiếng trong lịch sử.

Người xưa có câu: “Người làm việc lớn không câu nệ tiểu tiết”. Người không tranh đấu giống như ngọn núi vững chãi, dù có gió bão cũng vẫn đứng vững.

Người có tu dưỡng càng hiểu rõ giá trị của khoan dung và khiêm nhường. Khi lùi một bước, tưởng chừng như mình bị thiệt thòi, nhưng thực ra lại giành được lòng người. Khi giao tiếp với những người như vậy, cả hai đều cảm thấy thoải mái, và niềm tin giữa họ cũng sẽ được củng cố.

Nhiều mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong cuộc sống nảy sinh chỉ vì chúng ta bị giam hãm bởi chữ “tranh”, mà không biết áp dụng nghệ thuật “nhượng bộ”.

Nước không tranh, tự có sự rộng lượng

Trong Đạo Đức Kinh có viết: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời. Phù duy bất tranh, cố vô vưu”.

Có thể hiểu là: Cái thiện cao nhất giống như nước. Nước có khả năng lợi ích cho muôn loài mà không tranh giành, sinh sống ở nơi mà mọi người đều chê ghét, vì vậy gần với Đạo. Sống ở nơi tốt, tâm hồn sâu sắc, giao tiếp với người bằng lòng nhân ái, lời nói thành tín, cai trị bằng chính đạo, làm việc có khả năng, hành động đúng lúc.

Vì vậy, không tranh giành chính là cách sống an yên, tự tại, hài hòa với vạn vật. Chính vì không tranh, nên không ai có lý do để chê trách hay oán thán. Dòng nước không tranh giành vị trí tiên phong, mà chính sự kiên trì không ngừng nghỉ làm nước chảy mãi.

Trong Thủy Hử Chuyển, Dương Chí bị Cao Thái Quân đuổi ra khỏi phủ, không còn gì trong tay ngoài thanh kiếm gia truyền. Buộc lòng, ông đành phải mang bán nó. Ai ngờ, tên côn đồ Nữu Nhị cố tình gây khó dễ, bắt bẻ mọi thứ để chiếm đoạt thanh kiếm.

Dương Chí trong cơn nóng giận, lửa giận bùng lên đến cực điểm, rút kiếm giết chết Nữu Nhị. Kết quả, ông bị bắt vào tù và bị đày đi xa.

Ngược lại, Hàn Tín, công thần khai quốc của nhà Tây Hán, mặc dù lúc đầu bị kẻ hạ lưu khiêu khích ngay trước mặt, nhưng đã kiên nhẫn chịu đựng, không vì tức giận mà phản ứng lại. Cuối cùng, tên tuổi của ông được lưu truyền muôn đời.

Công thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên nói: “Đừng tranh giành những điều nhỏ nhặt trong chốc lát, mà cần hướng tới những điều lâu dài suốt cuộc đời”.

Người không tranh không phải là kẻ yếu đuối, mà là người hiểu rõ mình thực sự cần gì. Với lợi ích ngắn hạn, đôi khi tranh giành cũng không bằng việc buông bỏ; còn với lợi ích dài hạn, từ bỏ việc tranh giành chính là cách khẳng định vị thế của mình.

Hãy từ bỏ việc tranh giành trong cơn giận dữ hay với những điều vụn vặt, mà thay vào đó, hãy dùng thời gian và năng lượng để rèn luyện đức hạnh. Nhờ đó, lòng bạn sẽ trở nên rộng mở và bình an hơn.

Đất không tranh, tự có sự vững chãi và bao dung

Kinh Dịch viết: “Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, có nghĩa là: Thế đất là quẻ Khôn, đấng quân tử lấy đức dày để chở che muôn vật. Người mạnh mẽ đối đãi với người khác như đất, không tranh giành những lợi ích nhỏ, nhưng lại có khả năng gánh vác vạn vật.

Khi Tùy Văn Đế Dương Kiên phái hai đại tướng đi tiêu diệt triều đại Trần, trong trận chiến, Hàn Khình Hổ đã phá cổng thành và bắt sống Trần Hậu Chủ, trong khi Hạ Như Bất chỉ vừa mới đến.

Khi luận công ban thưởng, Hạ Như Bất vội vã nói: “Tôi đánh bại quân địch, bắt được Trần Hậu Chủ, còn Hàn Khình Hổ chỉ tuần tra biên giới, hầu như không tham gia trận chiến”. Hàn Khình Hổ vẫn bình thản, không vạch trần lời nói sai của Hạ Như Bất và cũng không tranh công về phần mình.

Dương Kiên biết Hạ Như Bất kiêu ngạo nên không chỉ nghe từ một phía, mà sai các quan viên điều tra sự thật. Sau khi biết rõ tình hình, Văn Đế cùng các quan đều khen ngợi Hàn Khình Hổ, khiến Hạ Như Bất xấu hổ đỏ mặt.

Hàn Khình Hổ, người không tranh giành công lao, được muôn đời ngợi khen; còn Hạ Như Bất, người tranh công, lại mất mặt.

Việc luôn tranh giành thắng thua với người khác cho thấy sự thiếu chiều sâu; lúc nào cũng nghĩ đến thắng thua, suốt ngày bàn luận chỉ xoay quanh bề nổi mà thiếu tầm nhìn xa. Người chỉ muốn lợi ích trước mắt mà không chấp nhận mất mát thường nhỏ mọn và thiếu rộng lượng.

Trong Đạo Đức Kinh viết: “Vì không tranh, nên thiên hạ không tranh với mình”.

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

TP.HCM: Thêm một ca tử vong do sởi, là bé gái 12 tháng tuổi

Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…

4 giờ ago

[VIDEO] Câu chuyện xúc động về “chuyến đi cuối cùng” của một tài xế taxi ở New York

Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…

4 giờ ago

38 du khách Việt Nam “mất tích” ở Jeju, Hàn Quốc

The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…

7 giờ ago

Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch sẽ có màu tem kiểm định riêng

Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…

8 giờ ago

Tổng Công ty Đường sắt VN nợ hàng trăm tỷ đồng, giữ 630 cơ sở nhà đất sau cổ phần hóa

Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…

9 giờ ago

Nguồn tin nội bộ: Bộ trưởng TQ tham vọng dùng Pháp Luân Công làm bàn đạp

Trần Nhất Tân là một Bộ trưởng mới của Bộ An ninh Quốc gia, với…

9 giờ ago