Chìa khóa quyết định thành bại chính là lắng nghe

Đối với sự phát triển và thành công của một công ty hoặc một tập thể, khả năng “lắng nghe” của các nhà lãnh đạo thường là chìa khóa quyết định.

Một trong những tiêu chuẩn của các công ty Đài Loan và là bí mật thành công của Chủ tịch TSMC, ông Trương Trung Mưu (Zhang Zhongmou) đó là sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu.

Trong nhiều bài phát biểu, ông Trương liên tục nhắc đến việc “lắng nghe”. Ông nhớ lại nhận thức về cuộc sống khi mình còn trẻ: Bí quyết thành công trong cuộc sống là “lắng nghe”, “lắng nghe” thường quan trọng hơn là “nói”, phải “biết lắng nghe và thấu hiểu”. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo nên có 5 phẩm chất, một trong số đó là khả năng giao tiếp, “đặc biệt là phải biết lắng nghe”, học vấn và kỹ năng của một người phải được truyền đạt để đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, khả năng của người nhận cũng quan trọng như khả năng của người truyền đi thông tin. Ông Trương cho hay: “Mọi người thường hỏi tôi về lý do đạt được thành công, tôi nghĩ rằng khả năng ‘tiếp nhận’ của tôi đã được trau dồi trong nhiều năm.”

Biết lắng nghe là chìa khóa của thành công. (Ảnh: Shutterstock)

Matt Blumberg, người sáng lập Return Path, một công ty dịch vụ Internet nổi tiếng, đã tập hợp kinh nghiệm kinh doanh của mình trong một cuốn sách. Với tư cách là một CEO giỏi, lời khuyên của ông đó là “chìa khóa để thành công trong kinh doanh là biết lắng nghe cấp dưới của mình”.

Trong quyển sách có tựa đề “Startup CEO: A Field Guide to Scaling Up Your Business”, ông Matt Blumberg cho rằng, việc chấp nhận phản hồi từ nhân viên cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bắt đầu kinh doanh, bởi vì những người xung quanh có thể cung cấp cho bạn sự phản hồi có khả năng đều là những đối tác làm việc cùng bạn, vì vậy lời khuyên của họ dành cho bạn thường là thực sự hy vọng bạn hoặc toàn bộ tập thể được tốt hơn.

Ông Matt nhấn mạnh rằng với tư cách là CEO, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là yêu cầu sự phản hồi về hiệu suất của chính bạn. Tất nhiên, điều này chỉ có hiệu quả nếu bạn sẵn sàng chấp nhận phản hồi. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là bạn phải rất rất giỏi trong 3 điều sau đây:

1. Tìm kiếm sự phản hồi

Trong một số phương diện, việc tìm kiếm phản hồi rất đơn giản, mặc dù có thể không được tự nhiên. Không phải bạn là ông chủ sao? Vì sao bạn vẫn cần sự phản hồi? Sự thật là tất cả chúng ta đều có thể đạt được nhiều lợi ích từ sự phản hồi. Điều này đặc biệt đúng đối với những người lần đầu tiên trở thành CEO. Ngay cả các CEO có kinh nghiệm cũng sẽ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Việc hiểu được cách suy nghĩ của hội đồng quản trị và tập thể đối với những việc bạn làm cũng như hiệu suất làm việc của bạn chắc chắn là cách duy nhất để cải tiến nhằm theo kịp với thời đại.

Biết cảm thông và lắng nghe là nền tảng của một mối quan hệ ý nghĩa. (Ảnh: Shutterstock)

2. Hoan nghênh những lời phản hồi

Việc hoan nghênh những lời phản hồi khó khăn hơn so với việc tìm kiếm sự phản hồi. Cho dù bạn có thể đồng ý với một lời phản hồi nào đó hay không thì việc bạn có khả năng lắng nghe và không có thái độ “phòng thủ” là cách duy nhất để đảm bảo sự phản hồi đó sẽ tiếp tục.

Bạn ngồi khoanh tay và không ngừng tranh luận, điều này chỉ truyền tải thông điệp rằng bạn đúng, rằng người khác sai và bạn không quan tâm đến lời phản hồi. Nếu không đồng ý với điều gì đó được chỉ ra, bạn nên đặt câu hỏi để có được thông tin chi tiết. Bạn cần hiểu rằng hành vi của bản thân có tác động ra sao, chứ không phải vì giải thích suy nghĩ của mình.

Nếu bạn càng chuyên tâm lắng nghe thì sẽ càng thu được những thông tin hoàn chỉnh hơn. (Ảnh: Shutterstock)

3. Thực thi lời phản hồi

Khi bạn có phản hồi chính thức, bước tiếp theo là biến nó thành kế hoạch phát triển hoặc hành động. Bạn có thể thấy rằng mọi người muốn bạn cải thiện 34 điều khác nhau, hãy chọn 3 điều quan trọng nhất đầu tiên và bắt đầu từ đó.

Cách tiếp cận của ông Matt là công bố bản kế hoạch của mình (thường là trên blog của ông ấy) cho tất cả các đồng nghiệp và hoan nghênh bất cứ ai muốn bình luận về nó. Sự chấp nhận càng cởi mở thì càng có nhiều khả năng sẽ thực hiện được theo kế hoạch. Nếu bạn không thực tiễn hóa những lời phản hồi, thì mọi người sẽ không cung cấp cho bạn thông tin phản hồi nữa. Bạn nhất định là một CEO đang giậm chân tại chỗ.

(Ảnh: Shutterstock)

Lắng nghe người khác là chìa khóa để thành công. Tất nhiên, sau khi lắng nghe thì phải hành động, thật sự giải quyết vấn đề mới là mật mã để thành công.

Thanh Vân (Theo Vision Times tiếng Trung)

Xem thêm:

Thanh Vân

Published by
Thanh Vân

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago