Dạy con không phải để trẻ sợ bạn, mà là để trẻ học cách yêu thương

Cha mẹ và con cái có thể trò chuyện cùng nhau là điều thật tuyệt vời, nhưng có phải là mọi người trong gia đình đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái? Hay là trong lúc nói chuyện càng lúc càng trở nên bực tức, nóng giận?

(Ảnh: Storyblocks)

Trước đây, lúc tôi trao đổi cùng các con với những ý kiến trái ngược nhau, quan điểm không đồng nhất, các con bất thình lình thốt ra một câu đáng suy ngẫm: “Mẹ tưởng là chúng con sợ mẹ sao?”. Lúc ấy, tôi nghiêm túc nói với lũ trẻ rằng: “Mẹ trước giờ chưa từng muốn các con sẽ sợ mẹ”.

Tại sao cha mẹ lại muốn con cái sợ mình? Chẳng lẽ cha mẹ và con cái coi nhau là kẻ thù sao? Hay là cha mẹ muốn thiết lập quyền uy trong mắt con trẻ?

Con cái rồi sẽ lớn lên, cha mẹ rồi sẽ già đi. Nếu như thái độ nghiêm khắc và giá trị của các bậc làm cha mẹ chỉ tạo thành dựa trên sự sợ hãi và kinh hoàng của con, vậy thì những điều đó rồi sẽ có lúc tan vỡ và sụp đổ mà thôi.

Cha mẹ thực chất chỉ là những người đến với thế giới rộng lớn này để học hỏi tất cả mọi thứ sớm hơn con mà thôi, sau khi chúng ta sinh con ra, thì cơ hội học hỏi lẫn nhau ngày càng nhiều hơn. Cha mẹ tưới mát và tu dưỡng tâm hồn con, khiến con hiểu được khi con nhận lấy tình yêu thương, con cũng sẽ biết cách cho đi tình yêu đó. Mặt khác, cha mẹ phải luôn hướng dẫn con, giúp con luyện tập và tạo dựng năng lực suy xét vấn đề bằng lý trí.

Có học giả chia sẻ: Tôi đã viết rất nhiều quyển sách liên quan đến phương pháp nuôi dạy con cái, thường có người hỏi tôi rằng, phải làm sao để trò chuyện với con mình? Con cái bây giờ nghịch ngợm, không nghe lời, hở một tý lại giận dỗi, nên như thế nào mới tốt?

Về những phương pháp và kỹ năng trong việc giao tiếp với trẻ, căn cứ theo quá trình trẻ lớn khôn, ta có thể phân làm 4 giai đoạn:

1. Từ lúc mang thai đến độ tuổi đi học

Dưỡng thai thật sự rất quan trọng. Trong thời kỳ mang thai, ta nên nói chuyện và vận động cùng thai nhi, sau khi con chào đời, quá trình chăm sóc con sẽ thuận tiện hơn.

Đứa trẻ sau khi được sinh ra, trừ đi khoảng thời gian ngủ, phần còn lại thì cha mẹ nên cùng con chuyện trò. Trẻ nghe nhiều hơn, sẽ thúc đẩy việc trẻ nói nhanh hơn. Khi con có thể nói được những từ có ý nghĩa, cha mẹ càng nên hướng dẫn cho con học cách nói chuyện.

Khi con có thể dùng lời nói để biểu đạt tâm tư nguyện vọng, thì lúc này đây, cách giáo dục của bạn thông qua quá trình trao đổi từ 2 phía sẽ dễ dàng phát huy hiệu quả gấp bội.

(Ảnh: Shutterstock)

2. Từ tiểu học cho đến trước lúc dậy thì

Khi con bắt đầu cắp sách đến trường, cha mẹ nên ân cần hỏi han tình hình ở trường của con như thế nào. Ở giai đoạn này, nên dần thay đổi việc ‘con nghe cha mẹ’ nói thành ‘cha mẹ nghe con nói’. Phải cho con cơ hội và quyền được nói, nếu không, bây giờ bạn không biết cách lắng nghe, sau này con cũng sẽ không còn hứng thú để tìm bạn nói chuyện nữa.

Khi con sắp lên cấp 2, nên phân tích cho con hiểu rằng sau này lúc con bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phát sinh những sự thay đổi. Nên cho con có sự chuẩn bị trước về mặt tinh thần, có khái niệm rõ ràng, để tránh sau này lỡ như xảy ra tình trạng “tính khí nắng mưa thất thường”, cả cha mẹ và con đều bớt cảm thấy đường đột và lo sợ.

Dạy con không phải để trẻ sợ bạn, mà là để trẻ học cách yêu thương! (Ảnh: Storyblocks)

3. Tuổi dậy thì

Độ tuổi dậy thì, con sẽ trở nên ngang bướng khó bảo, đó là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì giở trò chống đối thì cha mẹ cũng không việc gì mà nổi nóng. Khi con trẻ tính khí thất thường, cha mẹ cũng không cần giận dữ, cứ để cho con trút hết ra, sau đó bình tĩnh lại. Song, sau cơn giận nên dịu dàng nói chuyện với con, sửa chữa những lời nói hoặc hành vi mà con sai.

Cha mẹ có thể bao dung con cái, nhưng người ngoài sẽ không vì lý do con bạn đang trong tuổi dậy thì mà dễ dàng bỏ qua. Cha mẹ nên giúp con có được cách suy nghĩ đúng đắn, phải chịu trách nhiệm với những gì bản thân con đã nói và làm. Ngược lại, nếu cha mẹ không dạy dỗ chu đáo, về sau con bước chân ra ngoài đời, va chạm với xã hội mới khôn ra, vậy thì cái giá phải trả là không tính đếm được.        

Trong thời gian trẻ dậy thì, cha mẹ cần giúp con phát triển năng lực tư duy và giao tiếp. Trước khi trẻ dậy thì, chúng nhận được sự nuôi dưỡng và tưới mát tâm hồn từ tình yêu của cha mẹ, còn bây giờ chúng phải tạo lập nên năng lực suy nghĩ lý tính của mình.

Tuổi dậy thì của con càng dài, thể hiện mức độ chín chắn của con càng muộn, đối với cha mẹ và con cái mà nói, đây là một chuyện không hề tốt.

Giai đoạn trung học, ‘triệu chứng thứ 2’ của trẻ sẽ dần xuất hiện, khi cơ thể có những dấu hiệu phát triển thành người lớn, mà cha mẹ vẫn cho rằng đang ở giai đoạn dậy thì để làm cái cớ che đậy cho những hành vi sai trái của con trẻ thì không được.

Hãy dạy cho con cách tôn trọng và tự trọng. Ngoài việc mọi người trong gia đình tha thứ, bao dung cho nhau, thì điều quan trọng nhất chính là góp phần khiến con trẻ thay đổi thói xấu, nâng cao năng lực giao tiếp, từng bước giúp con chín chắn vững vàng cả trong thể xác lẫn tinh thần.

(Ảnh: Storyblocks)

4. Sau dậy thì

Sau khi con phát triển thành người lớn, cha mẹ nhất định phải tôn trọng ý kiến và cách nghĩ của con, cần xem con là một người lớn thực thụ. Cách nghĩ của cha mẹ hỉ có thể giúp con tham khảo, chứ không nên ép buộc con.

Một phụ huynh chia sẻ: “Tôi xem con là người đã trưởng thành, bởi vì con biết tôi luôn ủng hộ, tin tưởng và tôn trọng nó, do đó chúng tôi có thể nói với nhau tất tần tật mọi chủ đề. Nếu tâm trạng con không được tốt, nói chuyện có hơi ngỗ ngược với tôi, chỉ cần nhắc nhở nhẹ là con sẽ sửa ngay. Nếu tôi có lời lẽ bực dọc, con sẽ nhẹ nhàng nhắc tôi, hành động giúp đỡ và nhắc nhở qua lại như thế, sẽ không tốn nhiều thời gian để chúng tôi có thể hiểu ý nhau, hơn nữa có thể giao tiếp sâu hơn và có hiệu quả rõ nét trong việc giải quyết ổn thỏa các vấn đề”.

Chỉ cần bạn ủng hộ và tin tưởng, con sẽ suy nghĩ tích cực hơn, nỗ lực và nghiêm chỉnh hơn, trưởng thành và chín chắn hơn. Đừng xem thường con, nếu bạn cứ nghĩ con vẫn còn là một đứa trẻ, thì chúng sẽ không bao giờ trưởng thành được. Nhưng khi bạn nói với con rằng, con sẽ dần lớn lên, con phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với cuộc đời của mình, thì con sẽ trở thành một bờ vai vững chắc để có thể gánh vác mọi việc.

Trong lúc nói con nghe rồi nghe con nói, cho đến khi cha mẹ có thể giao tiếp một cách lý trí với con, thì cha mẹ đã thực hiện được việc dùng trái tim để thấu hiểu con. Tình thương, ủng hộ và sự tin tưởng là những nhân tố giúp con trưởng thành, vững bước trên đường đời sau này.

(Ảnh: Storyblocks)

Theo Sound Of Hope
Thanh Vân

Xem thêm:

Thanh Vân

Published by
Thanh Vân

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

5 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

22 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

31 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

35 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

58 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago