Trong hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam – Ăn được xếp vào loại hình văn hóa vật chất, vậy nên bữa cơm trong mỗi gia đình đóng vai trò rất quan trọng. “ Không còn điều gì tuyệt vời hơn khi được ngồi bên gia đình thưởng thức bữa cơm ngon”.
Có nhiều điều khiến chúng ta trân quý hơn những bữa cơm gia đình nhưng theo cá nhân tôi thấy có ba điều sau:
Sau một ngày làm việc vất vả, hối hả ngược xuôi, bữa ăn gia đình chính là khoảng thời gian chúng ta dành cho gia đình thân thương của mình, đó chính là lúc vợ chồng, con cái quây quần bên nhau, cùng chăm chút và thể hiện tình yêu với tổ ấm của mình.
Chắc hẳn, là người Việt Nam đều sẽ biết tới câu ca dao: “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hai câu ca dao này tuy đơn giản nhưng đã thể hiện được trọn vẹn tình yêu và sự đồng lòng, hòa thuận của hai vợ chồng không chỉ trong bữa ăn gia đình.
Khi cả gia đình ngồi bên mâm cơm cùng nhau đó cũng là cơ hội để mọi người chia sẻ với nhau nhiều hơn về công việc cũng như những tâm tư, nguyện vọng của mỗi người. Nó mang đến cho các thành viên trong gia đình những niềm vui tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ đáng quý và không thể tìm được ở nơi nào khác.
Vì vậy, gia đình chính là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để chúng ta tìm về, mà bữa cơm chính là chất xúc tác để tình cảm gia đình thêm gắn kết, bền chặt hơn. Có người nói rằng: “Bữa cơm gia đình là khoảnh khắc đáng trân trọng vì khi được ở bên cạnh người thân, tôi quên hết những căng thẳng trong cuộc sống.”
Bữa cơm gia đình không chỉ là bữa ăn để hưởng thụ vật chất đơn thuần mà đó còn thể hiện văn hóa, truyền thống của một gia đình, của một đất nước.. Mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ được giáo dục bồi đắp nhân cách, học cách ứng xử từ chính những bữa cơm gia đình.
Các thành viên sẽ học cách nói lời cảm ơn, biết ơn tới người đã bỏ thời gian và công sức để nấu bữa ăn cho cả nhà. Những bài học đơn giản, nhỏ nhặt nhất như cách mời Ông bà, cha mẹ trước khi ăn, cách cầm đũa, tư thế ngồi ăn…vv. Bữa cơm gia đình giúp các con trở thành một người có văn hóa và biết các phép tắc trong mâm cơm như : “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”…
Hơn nữa, đối với trẻ em- chúng sẽ được vun bồi những đức tính: nhường nhịn, vì người khác và hình thành những thói quen tốt cho cuộc sống của các con sau này.
Với mỗi chúng ta, hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của những người thân trong gia đình mình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được ở bên gia đình, khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ, mong ước được ăn cơm Mẹ nấu, Bà nấu…được sống trong cảm giác sum vầy bên gia đình thân yêu.
Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội- nhiều gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội hạnh phúc. Trong từng khoảnh khắc bên gia đình, đáng nhớ nhất vẫn là những giờ phút trong bữa cơm tràn ngập tiếng cười và có mặt đông đủ tất cả các thành viên. Nó sẽ giúp cho chúng ta có những kỷ niệm ngọt ngào, khó quên trong đời như : hương vị của món ăn, tình cảm chân thành, cái ôm ấm áp, những bài học bổ ích, những câu nói khích lệ động viên nhau…Điều này sẽ khiến cho mỗi mỗi người trong số chúng ta luôn cảm giác thấy một trạng thái bình yên ở trong tâm.
Dù xã hội hiện đại đến đâu chăng nữa thì những giá trị truyền thống tốt đẹp như duy trì bữa cơm gia đình cùng nhau luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm. Bạn hãy trân quý mỗi ngày khi được quây quần, sum vầy bên mâm cơm gia đình mình và đừng ngần ngại thể hiện tình yêu, sự biết ơn đối với người đã nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng và chứa đựng đầy sự yêu thương, bao dung ở trong đó nhé!
Đăng lại từ website Việt Nam Tươi Đẹp của tác giả Minh Tâm
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…