Giáo sư gốc Hoa: “Tôi là người Trung Quốc xấu xí”

Gần đây, một giáo sư gốc Hoa nổi tiếng ở Mỹ có đăng tải lên mạng một bài viết với tựa đề “Tôi là người Trung Quốc xấu xí” đã thu hút nhiều cư dân mạng Trung Quốc đọc và đồng tình.

Tác giả Bách Dương cho ra mắt cuốn sách mới có tên “Người Trung Quốc xấu xí” giới thiệu về lần đầu tiên ông ra nước ngoài cách đây 30 năm, khi đó ông cho rằng Trung Quốc tốt hơn Đài Loan rất nhiều, ít nhất thì sẽ không biểu tình, bạo loạn. Đến lần thứ hai ra nước ngoài, ông lại nhìn thấy hình ảnh giết hại người dân ở Thiên An Môn, ông khóc không thành tiếng nữa, bây giờ ông cũng phải học cách mắng người.

Vị giáo sư người Mỹ gốc Hoa này viết rằng: “Từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa, từ dân đến quan. ‘Đảng yêu nước’ mắng tôi bán thân tìm chỗ dựa, hủy hoại Trung Quốc, hãy đến đây mắng đi, tôi đang đợi.”

Nội dung bài viết như sau:

Hai tháng trở lại đây, các kỹ sư người Hoa làm việc ở Apple và GE lén trộm tài liệu mật của công ty chuyển đến công ty Trung Quốc, rồi họ bị bắt, nhận tội, mất mặt! Nhưng việc này được thu hút bởi chính sách có tổ chức, có kế hoạch. Hãy xem có bao nhiêu thành phố của Trung Quốc gửi lời mời đến các tập đoàn, cá nhân ở nước ngoài để họ về nước lập nghiệp, giao lưu, chỉ cần đồng ý là sẽ hỗ trợ vé máy bay, bao toàn bộ chi phí, chỉ cần bạn có thể mang theo bằng sáng chế là sẽ cấp cho bạn tiền vốn, nhà ở. Mặc dù trên danh nghĩa bạn phải làm việc từ nửa năm trở lên ở Trung Quốc, nhưng trên thực tế thì chỉ cần bạn chịu đến, sẽ có nhiều cách linh hoạt để giải quyết, chia thời gian của một người thành của nhiều người để đối phó với các đợt kiểm tra, chỉ cần thu hút được bạn tham gia vào những kế hoạch hàng trăm hàng nghìn người này, trở thành chuyên gia của hơn 40 tổ chức như “Trường Giang”, “Hoàng Hà”, “Thiên Phủ”, các nguồn vốn sẽ ồ ạt ập đến, nhà ở, trợ lý, tiền thưởng từ trên trời rơi xuống, khi có nhiều lợi ích, nào có thể không có kẻ tiểu nhân làm liều.

Nói thật thì, các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ 30 năm trước được hoan nghênh hơn bây giờ, họ thật sự đến Mỹ để học tập, sống rất khắc khổ, ăn mặc đơn giản, trong túi không có tiền, nhưng đi đến đâu cũng được tôn trọng. Các học sinh ngày nay thì đến vì tiền, đa phần toàn là dựa vào bảng điểm là giả, người môi giới viết xong rồi nhờ giáo viên hướng dẫn kí tên giới thiệu, khi đến Mỹ họ chẳng thèm học bổng, dựa vào bố mẹ làm quan to, tiền cực nhiều, mua siêu xe, bao bạn gái, hút hít ma túy, những người như thế này thì học được cái gì ở trường chứ? Vì vậy nên theo thống kê, Trung Quốc dẫn đầu số người gian lận trong trường ở Mỹ. Thật mất mặt! Ở Mỹ, việc giữ chữ tín là nguyên tắc làm người quan trọng nhất, nhưng ở Trung Quốc ngày nay đâu đâu cũng thấy giả dối, chưa từng cảm thấy xấu hổ vì gian lận, làm giả. Từ sau Cách mạng văn hóa, cách sinh tồn được công nhận chính là vì lợi ích của Đảng và quốc gia, nói dối, làm giả đều được, người phát ngôn của Nhà nước vào giai đoạn 64 là một ví dụ.

Thế hệ trẻ được nuôi dạy trong hoàn cảnh như thế này sao có thể tốt được đây? Tôi đã tận mắt chứng kiến cả một nền học thuật của Trung Quốc trong 20 năm qua đã bị hủy hoại rồi, để đề cao chính trị, các giáo sư, chuyên gia đời trước bị ép nghỉ hưu, để tạo ra các “Viện sĩ”, “Lãnh đạo giới học thuật”, họ tung hô lẫn nhau, trao đổi lợi ích, trình độ học thuật sụt giảm, đạo văn, làm giả, tạo ra những danh từ mới rồi gọi là “sáng tạo hàng đầu trong nước”, “dẫn đầu thế giới”.

Kể từ khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục nào đó mang thương mại vào đại học, thực hiện “kết hợp sản xuất, học thuật và nghiên cứu”, xây dựng công ty giáo dục, lập ra Hội đồng quản trị, giáo sư kiêm CEO, ví dụ như Tập đoàn Đồng Phương và Tập đoàn Tử Quang của đại học Thanh Hoa, Tập đoàn Phương Chính của đại học Bắc Kinh, họ không còn nghiên cứu khoa học, học thuật nữa, mà chuyển sang chứng khoán, cổ phiếu, nhà đất, chiếm đoạt tiền, đến nay đã kéo theo toàn bộ nền giáo dục cả nước, từ đại học chuyển đến trung học. Có thể thấy, giáo viên trung học lên lớp không dạy dỗ, sau giờ học thì bận rộn dạy thêm; ngay cả tiểu học, mầm non cũng đã xuất hiện sự chênh lệch cấp bậc khá lớn cũng như vòng kiếm tiền luẩn quẩn! Những thanh niên thật sự có chí hướng cũng đành cố sống cố chết ra nước ngoài học được chút khả năng, thật đáng thương cho những bậc phụ huynh.

Tôi đau lòng, tôi buồn bực, nhưng khi ở Trung Quốc thì tôi trầm mặc, bởi vì tôi cũng là một người Trung Quốc xấu xí. 

“Môi trường khiến chúng ta nói dối, khiến chúng ta không thành thật. Ít nhất chúng ta nên cảm thấy rằng nói dối là một việc xấu, một khi việc xấu được chúng ta xem là một việc vinh quang, nghĩ rằng chẳng sao cả thì văn hóa dân tộc sẽ bắt đầu suy giảm. Ví dụ như khi ăn cắp mà nghĩ là chẳng sao, không phải là việc không vinh quang, thậm chí còn xem là vinh quang, việc này sẽ tạo ra nguy cơ, còn người Trung Quốc chúng ta lại đang đối mặt với nguy cơ này đấy.”

Người Trung Quốc đời trước theo các con đi di cư đến Mỹ đã trải qua bao nhiêu cuộc vận động chính trị, ngày nay họ có thể đoàn tụ với gia đình, an hưởng tuổi già, hưởng thụ phúc lợi xã hội của Mỹ thì nên biết cảm ơn. Nhưng lại có những người Trung Quốc chẳng thèm quan tâm gì đến bộ mặt quốc gia chỉ để chiếm được lợi ích, vừa nhận tiền nghỉ hưu của Trung Quốc, vừa giấu tiền thu nhập, xin trợ cấp thu nhập thấp của Mỹ, sống ở nhà trợ cấp, hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, mỗi tuần còn định kì đến nhà thờ để nhận thức ăn miễn phí cho người nghèo.

Họ kéo theo vali, túm năm tụm ba, hò hét ồn ào, ném thức ăn miễn phí nhận được vào thùng rác bên cạnh điểm dừng xe, hình ảnh rực rỡ này đã được truyền thông chụp lại, dẫn đến việc người Hoa bị gọi là dân tộc tham lam, khiến cho những người làm việc ở Mỹ mấy mươi năm như chúng tôi phải than trời.

Giáo dục giả dối của chủ nghĩa cộng sản mấy chục năm khiến chúng ta mất đi tín ngưỡng đối với đạo Khổng, Mạnh cũng như lễ nghĩa liêm sỉ, chỉ còn lại “vô sỉ”.

“Sự tệ hại của chúng ta đến từ việc chúng ta không biết là mình ‘xấu xí’. Ngày hôm nay, tôi lớn tiếng kêu gọi là để thức tỉnh bạn và tôi, quyết tâm cắt đứt hai chữ ‘xấu xí’”.

Cuối cùng, hãy nhìn vào những người Trung Quốc giàu có xấu xí, họ đi du lịch mà chẳng hề hứng thú gì với phong cảnh, văn hóa nước ngoài, chỉ muốn đến những nơi mua được hàng xa xỉ, giống như nghiện vậy, thường thì chưa mua hết cả cửa hàng thì chưa chịu ngừng. Họ ra nước ngoài mua nhà, hầu như không hề vay tiền mà mua đứt bằng tiền mặt. Hễ vào ở thì rất ít ra giao thiệp với hàng xóm, không hề mở miệng nói về bản thân.

Họ có cuộc sống của riêng mình, không giao thiệp với những người bình thường như tôi. Tường cao cửa sắt, ai biết được họ là quan cao hay tướng cướp, họ cứ giữ tâm lý mới giàu lên, và thiếu kiến thức văn hóa. Mọi người không thể không hỏi, họ làm gì để giàu lên vậy? Theo thống kê, họ đều là những người giàu lên trong vòng mười năm nay, bài viết không nói đến sự xấu xa của chính trị, nhưng muốn nói đến những người Trung Quốc ở nước ngoài, mỗi ngày tự nhắc nhở mình 3 điều: có hết sức khi làm việc gì cho người khác không, có chân thành khi kết bạn không, có ôn lại những gì được truyền đạt không?

Vậy thì, không có gì quan trọng hơn cầu tâm an, thân an, thần an.

Ngọc Trúc

Xem thêm:

Ngọc Trúc

Published by
Ngọc Trúc

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

4 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

6 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

14 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

24 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

34 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

41 phút ago