Những người đọc nhiều sách hoặc có kiến thức sâu rộng không nhất định là người “có văn hóa”. Mà cần phải áp dụng được những điều hay lẽ phải đã học vào trong cuộc sống, mang đến những điều thiện lành cho mọi người và xã hội, hình thành cho mình một nhân cách đạo đức tốt đẹp, nhất là trong việc đối nhân xử thế. Cần “lấy nhân làm gốc”. Đây mới thực sự là người có văn hóa.
Vậy nên, không chỉ cần đọc sách, trong cuộc sống bạn cần rèn luyện cho mình 4 đức tính dưới đây:
Nếu một người luôn tâm bình khí hòa, ôn hòa nhã nhặn, ở trong “động” mà lòng luôn “tĩnh”, làm việc gì cũng hợp tình hợp lý, có thái độ lịch sự, lễ phép, đúng mực, đây chính là “tu dưỡng”.
Vào thời xưa, người ta thường so sánh người quân tử với ngọc. Họ cho rằng quân tử ôn hòa, tỏa sáng rực rỡ mà thu mình giống như ngọc.
Người xưa đọc sách quan trọng nhất là để tu thân, chỉ có tu thân thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Tu dưỡng là sự lắng đọng trong tâm hồn và cũng là thành quả của tinh thần tự rèn luyện bản thân. Chỉ khi bình thản đối diện mọi việc thì mới có thể tự kiềm chế bản thân, có chừng mực, trở thành một người có trình độ. Bình thản với mọi việc thì sẽ bớt đi một chút mất mát, lo buồn, thêm một chút thỏa mãn và vui vẻ.
Lương thiện là đối xử tốt với mọi người xung quanh, gia đình và bè bạn, không làm việc xấu, không hại người, không đẩy người khác vào thế khó, trợ giúp người lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng, vui vẻ hòa ái.
Thiện lương là một trải nghiệm sống tinh tế, hiểu cảm nhận của mỗi người, quan tâm và suy nghĩ cho người khác trước, mang đến niềm tin cho mọi người, đồng thời cũng nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng của họ.
Thiện là nhân tố mềm mại nhất ẩn dấu trong mỗi con người, thế nhưng cũng lại là nhân tố có sức mạnh mạnh mẽ nhất. Vậy nên, dù khó khăn đến đâu, mỗi người chúng ta cũng cần kiên trì gìn giữ lòng lương thiện và nhân cách cao thượng của mình.
Hãy gieo hạt mầm lương thiện trong tim, rồi sẽ có một ngày hạt mầm ấy sẽ đơm hoa kết trái. Trời xanh không phụ người có lòng tốt!
Một người có văn hóa phải là người có ý thức cao và biết tự giác – tự giác xếp hàng khi lên xe hoặc đi mua đồ; tự giác nhường chỗ khi thấy người già hay người khuyết tật; tự giác tránh đi khi người khác nhập mật khẩu; tự giác bỏ rác vào thùng; tự giác dừng lại khi thấy đèn đỏ v.v…
Sự tự giác là không cần phải nhắc nhở, nếu một người có thể đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, suy nghĩ cho người khác thì đều sẽ biết tự giác.
Từ xưa tới nay, người có tri thức khi gặp phải bất kể sự tình gì, khi phát sinh mâu thuẫn với người khác thì luôn biết tự nhìn nhận lại bản thân, tìm ra thiếu sót của chính mình, do đó có thể hóa giải mâu thuẫn một cách tốt đẹp nhất.
Thời xưa, các bậc quân minh, người chính nhân quân tử đều biết tự suy xét bản thân, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường hay tìm lỗi sai ở người khác, trách người trách trời mà không xem lại bản thân mình.
Chỉ khi một người biết tự soi xét lại bản thân mình, người đó mới có thể hoàn thiện được chính mình và làm nên đại sự!
Thanh Vân
Xem thêm:
Công bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ukraine hôm Thứ Ba xác định rằng…
Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…
Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…
The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…
Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…
Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…