Cổ nhân cho rằng cách ăn uống của một người có thể phản ánh phẩm chất và đạo đức của người đó. Vào thời xưa, người ta thường tìm hiểu, quan sát tỉ mỉ về một người thông qua cung cách ăn uống của họ, thậm chí còn có những vị hoàng đế xem điều này là tiêu chuẩn để đánh giá người thừa kế hoàng vị liệu có phù hợp hay không.

Câu chuyện thứ nhất

Có một lần Đường Huyền Tông dùng cơm cùng Thái tử (sau là Đường Túc Tông), ông bảo Thái tử cắt cái chân dê ra, cắt xong, Thái tử dùng bánh lau sạch mỡ dê trên dao, nhà vua vừa quan sát vừa thầm nghĩ “Ngươi lại dùng bánh để lau dao à!”. Khi ông sắp tức giận thì nhận ra Thái tử đã ăn hết cái bánh, ông lập tức chuyển giận thành vui, cảm thấy hài lòng và nghĩ “Con ngoan rất biết tiết kiệm”, rồi ông quyết định Thái tử chính là người kế vị.

Câu chuyện thứ hai

Anh A ứng tuyển vào một công ty lớn, nhờ thể hiện xuất sắc mà anh thuận lợi nhận được lời mời tham dự bữa tiệc phỏng vấn trước các quản lý cấp cao của công ty. Trong buổi tiệc, anh tự cảm thấy từng hành động lời nói của mình đều khá tốt, thế nhưng người được tuyển lại không phải là anh.

Anh tức giận lắm, cảm thấy nhất định là có gì mờ ám. Cuối cùng, bộ phận tuyển dụng nói với anh rằng quả thật là khả năng của anh rất xuất sắc, nhưng lý do mà anh bị đánh rớt đó là trong bữa tiệc được xem như vòng phỏng vấn cuối cùng đó “Anh không hề cảm ơn bất cứ nhân viên phục vụ nào”.

Kết quả hình ảnh cho ăn nhà hàng
(Ảnh minh họa/shutterstock.com)

Câu chuyện thứ ba

Vào đêm giao thừa, cha mẹ của Xuân Linh đến đón năm mới cùng cô, bạn trai của cô nhanh chóng đặt chỗ tại một nhà hàng quen thuộc và cố gắng thể hiện mình trong bữa tiệc. Thế nhưng sau khi về nhà, cha mẹ Xuân Linh lại nói rằng: Cậu bạn trai này không được.

Thứ nhất, anh này không hề hỏi ý kiến của Xuân Linh khi đặt tiệc, không hề hỏi khẩu vị của cha mẹ cô.

Thứ hai, trong bữa tiệc trước giao thừa, thức ăn bị đưa lên chậm, anh ta liên tục giục nhân viên phục vụ bằng thái độ không được dễ chịu cho lắm, động một chút là muốn kiện, gọi quản lý.

Thứ ba, trong bữa cơm chuông điện thoại reo, anh ta có thể nói với người kia mình đang có việc, liên lạc lại sau, nếu là việc gấp thì cũng có thể xin phép đi giải quyết, thế nhưng anh ta lại vừa ăn vừa gọi điện thoại những mười mấy phút, cha mẹ Xuân Linh đành ngồi trước mặt anh ta ăn một cách ngượng ngập.

Nghe xong lời đánh giá của cha mẹ, Xuân Linh cũng bắt đầu do dự…

Khi ăn cần nghĩ đến cảm nhận của người khác

Để mọi người đều được ngon miệng, hãy cân nhắc xem món ăn mình gọi liệu có hợp khẩu vị mọi người hay không, cũng như sắp xếp chỗ ngồi thoải mái.

Khi mời người khác dự tiệc cần tinh tế phối hợp với tốc độ ăn của khách, trước khi khách ăn xong thì không được buông đũa, bởi vì hễ chủ nhân của bữa tiệc dừng đũa thì khách cũng ngại ăn tiếp. Quan tâm và chu đáo ẩn trong mỗi chi tiết.

Hình ảnh có liên quan
(Ảnh: shutterstock.com)

Xây dựng thói quen và cách ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ

Người xưa vô cùng xem trọng giáo dục thói quen ăn uống của trẻ nhỏ, ngày nay việc xây dựng thói quen này của các bé lại không được xem trọng, cha mẹ chỉ là “mong con đủ dinh dưỡng”, để con “thích ăn gì thì ăn”. Nhiều trẻ trong bữa ăn cứ toàn gắp món ngon về phần mình, ăn uống tùy tiện, bới chọn đồ ăn và không coi trọng người lớn v.v… Sau này lớn lên, biểu hiện của chúng cũng giống hệt hồi nhỏ. 

bieng an
(Ảnh minh họa/mediabakery.com)

Bên cạnh đó, việc lãng phí thức ăn hiện nay cũng vô cùng nghiêm trọng, trong căn tin học sinh thường thấy nhiều đồ ăn bị vứt đi. Có những trẻ mua một đĩa cơm, nếm hai miếng, cảm thấy không hợp khẩu vị nên đem bỏ đi rồi lại mua cái khác; còn trong bữa cơm, ăn một hai miếng không thích thì bỏ bứa, không biết quý trọng đồ ăn.

Các bậc cha mẹ nhất định phải quan tâm đến tình trạng này của con, không được xem đó là việc nhỏ, nếu không rèn luyện thói quen ăn uống tốt từ nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của trẻ, bởi: 

Người ta có thể thấy được một đứa trẻ bị khiếm khuyết về giáo dục khi nhìn “tướng ăn”.

Ngọc Vân

Xem thêm: