Nhiều người rất tích cực tập thể dục và kiểm soát tốt chế độ ăn uống nhưng bệnh tình của họ không cải thiện, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân có thể là do họ đã vô tình ăn phải loại trái cây mà cơ thể kỵ nhất.
Sơn tra có tác dụng bổ khí, bổ tỳ, còn hồng thì có vị ngọt và mềm. Tuy nhiên, hồng non và sơn tra đều chứa một lượng lớn axit tannic, khi chúng kết hợp với protein trong dạ dày sẽ tạo thành một hợp chất không tan trong nước là protein axit tannic. Từ đó, có thể dễ dàng gây ra các vấn đề về dạ dày.
Kết cấu cứng của táo tàu và axit trong quả sơn tra có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị viêm loét niêm mạc dạ dày thì việc ăn chúng sẽ khiến tình tạng bệnh nặng hơn.
Khế gây độc cho thận. Nếu cơ thể con người bị mất nước hoặc đói, ăn một lượng lớn khế sẽ khiến Creatinin trong máu tăng đột ngột, thậm chí có thể dẫn đến suy thận cấp.
Những người có chức năng thận kém sẽ gặp các triệu chứng như lú lẫn, suy nhược, tê tay chân, thậm chí hôn mê nếu ăn quá nhiều khế. Bệnh nhân suy thận sẽ gặp phải các phản ứng độc hại ở mức độ khác nhau ngay cả khi họ chỉ ăn một quả khế. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng có thể trở nên nguy hiểm hơn và tiến triển thành chứng nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Các loại trái cây chứa kali hàng đầu bao gồm: Dưa lưới, sung, vả, mơ, lựu, táo, chuối, cam,… Đây là những loại trái cây có lợi rất lớn cho bệnh nhân cao huyết áp, nhưng bệnh nhân mắc bệnh thận thì nên thận trọng hơn.
Nguyên nhân chính là do đối với những người có thận kém thì chức năng giữ natri và bài tiết kali của thận sẽ bị ảnh hưởng. Ăn quá nhiều có thể khiến lượng kali trong máu tăng cao, từ đó khiến nhịp tim ngừng đập nghiêm trọng và gây tăng kali máu.
Ngoài ra, những người bị suy thận cũng nên cẩn thận khi ăn dưa hấu, vì thận của họ có khả năng điều hòa nước rất kém và không thể điều hòa hay đào thải quá nhiều nước vào cơ thể, dẫn đến lượng máu tăng đột ngột và dễ dẫn đến suy tim cấp tính. Ăn một lượng lớn dưa hấu trong thời gian ngắn cũng sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể và vượt quá khả năng sinh lý của cơ thể.
Các loại trái cây có hàm lượng đường cao như chuối, nhãn, mía, chà là, hồng, lựu, vải, thanh long và quất…
Tốt nhất người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây giữa các bữa ăn, từ 9 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng và từ 15 giờ đến 16 giờ chiều. Điều này nhằm ngăn cản bạn ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn, vì điều đó không tốt.
Nếu tình trạng không ổn định, trước tiên không nên ăn trái cây, có thể ăn sống cà chua, dưa chuột và củ cải. Hoặc chọn quả anh đào, mận, bưởi, đào, táo, lê, dâu tây,…nói chung là chọn những quả ít ngọt và không quá chín.
Có rất nhiều thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần tránh để có lượng đường trong máu ổn định và cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, hãy nên ghi nhớ 7 chữ này, nó sẽ giúp bạn chinh phục được một sức khỏe dẻo dai: “Ăn ít hơn, vận động nhiều hơn”!
Trúc Nhi biên dịch
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…