Làm sao để bắt tay vào việc trong khi bạn chẳng hề muốn?

Có một dự án mà bạn cứ trì hoãn mãi, trong khi hạn chót phải hoàn thành đang cận kề. Có cuộc gọi từ khách hàng và bạn cần nghe máy – dù cuộc gọi sẽ chẳng có gì ngoài những lời phàn nàn và nuốt mất thời gian quý báu của bạn.

Mà đợi đã, chẳng phải bạn còn dự định trong năm nay sẽ cố gắng đến phòng tập gym thường xuyên hơn?

(Ảnh: Shutterstock)

Hãy tưởng tượng xem cảm giác tội lỗi, căng thẳng và thất vọng sẽ giảm bớt biết bao nhiêu nếu bằng một phép màu nào đó, bạn có thể hoàn thành những công việc cần làm trong khi bản thân chẳng hề muốn làm. Khi đó bạn sẽ làm việc hiệu quả và hạnh phúc biết nhường nào?

Tin tốt (thật sự rất tốt) là tình trạng trì hoãn mọi việc của bạn có thể được cải thiện nếu bạn sử dụng đúng chiến lược. Cơ bản nhất là cần xác định được lý do khiến bạn chần chừ:

Lý do số 1: Trì hoãn vì bạn sợ sẽ làm hỏng việc

Giải pháp: Áp dụng biện pháp “trọng tâm phòng ngừa”

Có hai hướng để nhìn nhận bất kỳ công việc nào. Bạn có thể làm một việc gì đó bởi vì bạn nhận thấy hoàn thành công việc sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn so với hiện tại – ví như đạt được một thành tích hoặc thành tựu. Khi nhiệm vụ được đặt ra, bạn nghĩ nếu tôi hoàn thành xuất sắc dự án này, sếp sẽ rất ấn tượng; hoặc nếu tôi tập thể dục thường xuyên, tôi sẽ giảm 3 kg. Các nhà tâm lý học gọi đây là trọng tâm thúc đẩy – và nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu có nó, bạn sẽ được thúc giục bởi mong muốn tạo nên thành tựu, và điều này sẽ phù hợp nhất khi bạn cảm thấy háo hức và lạc quan. Nghe có vẻ hay đấy, phải không nào? Nhưng nếu bạn sợ sẽ làm hỏng nhiệm vụ như đề bài đặt ra thì đây không phải là trọng tâm dành cho bạn. Lo lắng và hoài nghi làm suy yếu động lực thúc đẩy, giảm khả năng thực hiện bất kỳ hành động nào của bạn.

Bạn cần nhìn nhận khác đi. Khi tâm lý bạn đặt ở trọng tâm phòng ngừa, thay vì suy nghĩ về các hiệu quả tích cực, bạn sẽ xem việc thực hiện nhiệm vụ như một cách để củng cố những gì bạn đã có – nhằm tránh mất mát. Khi đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa, bạn hoàn thành tốt một dự án là để cho sếp không tức giận hoặc bớt soi xét về bạn. Còn việc tập thể dục thường xuyên là một cách để bạn không “buông thả bản thân”.

Qua hàng thập kỷ nghiên cứu, Tiến sĩ Heidi Grant – một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu khoa học về động lực và giao tiếp, trong cuốn sách mang tên “Focus” (tạm dịch: “Sự tập trung”) đã chỉ ra rằng, đối với người hay lo lắng sẽ làm hỏng việc, tâm lý phòng ngừa thực sự tăng cường động lực làm việc khi bạn càng lo lắng. Khi bạn đặt trọng tâm vào mục đích tránh mất mát thì rõ ràng, để thoát khỏi nỗi lo làm hỏng việc, không có cách nào khác là phải bắt tay vào làm việc ngay thôi. Bạn càng lo lắng thì bạn càng dễ bắt tay vào việc.

Điều này có vẻ hài hước nếu bạn là kiểu người suy nghĩ tích cực, nhưng để vượt qua nỗi lo thất bại, không có cách nào tốt hơn là hãy suy nghĩ nghiêm túc về hậu quả nếu bạn không làm gì cả. Hãy cứ lo sợ về hậu quả đi. Mặc dù cách này khiến bạn cảm thấy khủng khiếp nhưng nó lại rất có hiệu quả.

>> Hai sự lười biếng “nguy hiểm” của người Việt

Lý do số 2: Bạn “cảm thấy” không thích làm việc đó

Giải pháp: Hãy hành động theo lý trí và gạt bỏ cái cảm giác ấy; chúng đang ngáng đường bạn.

Trong cuốn “The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking” (tạm dịch “Thuốc giải; Hạnh phúc cho những người không thể tư duy tích cực”), tác giả Oliver Burkeman đã chỉ ra rằng, khi chúng ta nói những câu kiểu như: “Tôi không thể dậy sớm vào buổi sáng” hay “Tôi không thể đi tập thể dục” thì thực ra điều đó có nghĩa là bạn không thích làm những việc đó.

Thật sự thì không ai buộc bạn phải nằm trên giường, cũng chẳng có gã côn đồ đáng sợ nào đang cản đường bạn đi tập thể dục. Không có cản trở vật lý nào ngăn bạn làm những việc đó, chỉ đơn thuần là bạn không thích làm thôi. Tác giả Oliver Burkeman đặt ra câu hỏi: “Có ai nói là bạn phải đợi đến khi ‘mình thích’ thì mới có thể bắt đầu làm việc được đâu?”

Hãy dành một phút để suy nghĩa về điều này bởi vì nó thật sự quan trọng.

Bằng cách nào đó, mặc dù có thể không tự nhận ra được, chúng ta đều nghĩ rằng mình phải thích thì làm việc mới hiệu quả và có động lực, phải cảm thấy có hứng thú thì mới làm việc được. Tại sao mọi người lại tin vào điều này? Nó thật sự vô nghĩa. Đúng là ở một mức độ nào đó, chúng ta cần có cam kết nhất định khi thực hiện các công việc – ví dụ bạn cần dự án được hoàn thành hay bạn muốn khỏe mạnh hơn, dậy sớm hơn, nhưng bạn đâu cần phải cảm thấy thích làm những việc đó.

Trên thực tế ông Burkeman cũng dẫn chứng, đa số những nghệ sĩ, nhà văn và những người có nhiều sáng kiến thành công lại là những người phải chịu áp lực định mức giờ làm việc trong ngày, bất chấp việc họ có cảm thấy chán chường (thậm chí nhiều lúc đầu óc lảo đảo) hay không.

Tác giả Burkeman nhắc chúng ta nhớ tới câu nói của nghệ sĩ Chuck Close nổi tiếng: “Hứng thú chỉ dành cho những người nghiệp dư. Những người còn lại đơn giản cứ đến nơi và làm việc thôi”.

Vì vậy nếu bạn ngồi ở đó và trì hoãn thực hiện một việc chỉ bởi vì bạn cảm thấy không muốn làm, hãy nhớ rằng thực sự bạn không cần phải cảm thấy thích mới có thể làm việc. Chẳng có gì ngăn cản bạn cả.

>> Trên thế gian có 2 kiểu phụ nữ: Một là hạnh phúc, hai là kiên cường

Lý do số 3: Trì hoãn vì công việc thật khó khăn, nhàm chán hoặc gây khó chịu cho bạn.

Giải pháp: Sử dụng “Giả định Nếu –Thì

Chúng ta thường cố gắng xoa dịu bản thân bằng cách tự nhủ: Lần sau mình sẽ phải ép bản thân làm việc này sớm hơn. Tất nhiên nếu chúng ta có đủ ý chí để làm như vậy thì đã không trì hoãn công việc ngay từ đầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta thường đánh giá quá cao khả năng tự kiểm soát bản thân, và quá dựa vào nó để xử lý vấn đề trong công việc.

Hãy nhìn nhận thực tế, rằng ý chí của bạn là có giới hạn, nhiều khả năng là bạn sẽ không đủ mạnh mẽ để đối mặt với những việc bản thân thấy khó khăn, tẻ nhạt hay khủng khiếp. Thay vào đó, hãy sử dụng giải pháp “Giả định Nếu –Thì” để hoàn thành công việc của bạn.

Lập “Giả định Nếu – Thì” không chỉ là việc bạn quyết định các bước cụ thể để hoàn thành một dự án – nó còn đòi hỏi bạn phải quyết định xem bạn sẽ thực hiện những việc đó ở đâukhi nào. Ví dụ:

Nếu thời gian là 2 giờ chiều thì tôi sẽ dừng các việc đang làm lại và bắt đầu làm báo cáo mà đồng nghiệp yêu cầu.

Nếu ông chủ không đề cập đến yêu cầu tăng lương của tôi tại cuộc họp thì tôi sẽ đề xuất lại trước khi cuộc họp kết thúc.

Bằng việc quyết định trước chính xác những gì bạn sẽ làm, khi nào và ở đâu, bạn sẽ không do dự trì hoãn khi thời điểm đó đến. Bạn sẽ không còn tự hỏi: “Mình có nhất thiết phải làm việc đó bây giờ không nhỉ?”; “Hay là mình đợi thêm một thời gian nữa?” hoặc “Đáng ra mình nên làm một việc gì đó khác đi?”.

Khi bạn do dự là lúc ý chí của bạn phải làm việc rất căng thẳng để đưa ra quyết định. Nhưng khi đã có “Giả định Nếu – Thì”, bạn sẽ không phải đấu tranh quá nhiều nữa bởi vì bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn trước các thời điểm quan trọng rồi.

Thực tế, “Giả định Nếu – Thì”, qua hơn 200 nghiên cứu, đã được chứng minh về việc giúp tăng tỉ lệ hoàn thành công việc trung bình từ 200% đến 300%.

Ba chiến lược kể trên – gồm: nghĩ về hậu quả của việc thất bại, phớt lờ cảm xúc và lên kế hoạch chi tiết để thực hiên công việc – nghe có vẻ không thú vị như những lời khuyên “Hãy theo đuổi đam mê của bạn” hay “Lạc quan lên” nhưng nếu được sử dụng, chúng sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của bạn.

Theo Heidi Grant/HBR,
Ánh Dương dịch

Ánh Dương

Published by
Ánh Dương

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago