Não bộ là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Não bộ là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người. Nó kiểm soát mọi chức năng sống thiết yếu như hô hấp, nhịp tim, vận động, cảm giác, trí nhớ, nhận thức và nhiều quá trình quan trọng khác. Chỉ cần một sai sót nhỏ ở não cũng có thể khiến con người mất khả năng sinh hoạt bình thường, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì thế, việc chăm sóc và duy trì sức khỏe não bộ là điều vô cùng cần thiết.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chuyển dịch Bronfenbrenner tại Đại học Cornell, não bộ với cấu trúc phức tạp cũng đồng nghĩa với việc dễ gặp trục trặc. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, có khoảng 1,2 triệu người được chẩn đoán mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Vậy làm thế nào để giữ cho bộ não luôn khỏe mạnh? Marlen Z. Gonzalez – nhà tâm lý học, nhà khoa học thần kinh, đồng thời là Giám đốc điều hành của Sáng kiến Khoa học Thần kinh Cộng đồng (CNI) – đã đưa ra bốn lời khuyên đơn giản nhưng hiệu quả dựa trên các bằng chứng khoa học.
CNI là một dự án thuộc Đại học Cornell, có sứ mệnh phổ biến kiến thức thần kinh học theo cách dễ hiểu và dễ ứng dụng cho công chúng. Gonzalez gọi những lời khuyên này là “quy tắc Gonzalez” – vì chúng đơn giản, gần gũi và có thể là những điều mà bà của bạn đã từng dạy, nhưng nay được khoa học hiện đại chứng minh là hoàn toàn đúng.
Gonzalez nói: “Bộ não của bạn cần oxy. Hãy vận động cơ thể. Điều này có lợi cho mọi lứa tuổi, đặc biệt rất tốt cho não bộ của bạn.”
Bà cho biết tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có tác động tích cực đến não bộ ở mọi lứa tuổi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể giúp phòng ngừa bệnh Parkinson, thậm chí làm chậm quá trình tiến triển ở những người đã mắc bệnh.
Giấc ngủ là yếu tố then chốt trong việc củng cố trí nhớ và loại bỏ chất thải ra khỏi não. Gonzalez dẫn lại nghiên cứu của Giáo sư Gina Poe tại Đại học California, Los Angeles – người đã chứng minh vai trò thiết yếu của giấc ngủ trong việc học tập, ghi nhớ và điều hòa cảm xúc.
Các nghiên cứu cũng đang khám phá giấc ngủ như một công cụ hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các vấn đề nghiêm trọng như nghiện opioid, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), tâm thần phân liệt và Alzheimer.
“Sự hỗ trợ từ xã hội có tác động tích cực đến não bộ tương đương với việc bỏ được thói quen hút hai gói thuốc mỗi ngày”, Gonzalez nói.
Bà cho biết việc duy trì kết nối xã hội không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn cải thiện cách não bộ xử lý vấn đề. Những tương tác tích cực với người thân, bạn bè hay cộng đồng đều góp phần quan trọng vào việc nâng cao chức năng thần kinh.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ rõ rệt giữa việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não bộ.
Gonzalez cho rằng, dù giới khoa học chưa hiểu hết cơ chế chính xác, nhưng họ nghi ngờ rằng những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết hành vi ăn uống và sự trao đổi chất của não.
Vì vậy, một chế độ ăn giàu thực phẩm tươi, ít chế biến – như rau củ, trái cây, các loại hạt và cá béo – được khuyến khích để bảo vệ não bộ.
Gonzalez kết luận: Một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực và ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa để giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh lâu dài.
Ngoài ra, bác sĩ Gary Small – chuyên gia tâm thần học lão khoa tại Đại học California, Los Angeles – cũng đã từng đưa ra những thói quen tốt cho não bộ như: thiền định, viết nhật ký biết ơn, chơi các môn thể thao đồng đội, đi dạo với bạn bè và giữ thói quen ngủ đúng giờ. Những gợi ý này cũng rất đáng để bạn cân nhắc áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Trúc Nhi biên dịch
Theo Epochtimes
Nếu bạn đã từng kết thúc một ngày dài với cảm giác như đôi vai…
Từ ngày 18/12/2025, Hà Nội dự kiến sử dụng hệ thống camera AI để điều…
Sáng 15/7, người dân ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng ghi lại vệt sáng lạ…
Hé lộ những sự thật ở tỉnh Kursk của Nga, nhà báo Mỹ Nanna Haittmann…
Ông Trump tuyên bố, “chuyến đi dài miễn phí" đã kết thúc.
6,9 tấn chân gà đã ngâm hóa chất Interox ST 50 (H2O2) cùng 6,6 tấn…