Đối với các bậc phụ huynh, việc phát hiện ra con mình hay bắt nạt người khác là một điều rất đáng buồn. Nếu điều đó xảy ra thì bố mẹ cần phải can thiệp. Trong quá trình giúp con học cách quan tâm và tôn trọng người khác, bố mẹ có vai trò rất quan trọng. Đây là bước quyết định để thay đổi hành vi bắt nạt của con.
Là khi con bạn cố ý ức hiếp hoặc liên tục gây rối, dọa nạt, uy hiếp hay làm tổn thương người khác hoặc tài sản, danh dự và địa vị của họ. Việc bắt nạt thường xảy ra trong thời kỳ dậy thì, trong quá trình trưởng thành, luôn xảy ra bằng cách này hay cách khác và cũng thường xảy ra khi còn nhỏ.
Những việc làm này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dù cho nhiều hành vi bắt nạt là khá nhẹ nhàng như cười cợt khiến người khác không vui chứ không phải là công kích hoặc tẩy chay tập thể, nhưng mọi sự bắt nạt đều có thể gây tổn thương, đôi khi mang tính phá hoại và gây hại.
Nếu bạn nghi ngờ con mình hay bắt nạt người khác, bạn có thể phát hiện qua một số biểu hiện lạ. Ví dụ như con bạn sẽ:
Những biểu hiện lạ này không có nghĩa nhất định là con bạn đang bắt nạt người khác. Nhưng bạn có thể trò chuyện với con và tìm ra xem liệu có phải con có bất cứ vấn đề gì với những đứa trẻ khác trong trường hay không.
Khi biết con bắt nạt người khác, bạn cần phải trò chuyện với con. Trẻ cần hiểu rằng bạn biết trẻ đang bắt nạt người khác. Bạn phải giải thích rõ ràng với con rằng dù trong bất cứ trường hợp nào thì bắt nạt người khác cũng đều là hành vi sai trái.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi bắt nạt đều là cố ý. Một số trẻ không ý thức được hành vi bắt nạt của mình đang gây tổn thương cho người khác. Ở trường hợp này, thường khi trẻ nhận ra hành vi của mình là sai và có hại thì sẽ dừng việc bắt nạt lại.
Hãy nói với con rằng bạn muốn cùng con dừng hành vi bắt nạt người khác. Hãy trao đổi về nguyên nhân thể hiện ra hành vi bắt nạt của con, cũng như cùng con thảo luận làm cách nào để sửa đổi và giải quyết vấn đề một cách hòa ái nhất.
Trẻ cần biết rằng bạn nhìn nhận việc này một cách nghiêm túc, bạn ủng hộ con sửa đổi hành vi của mình.
>> Khi con bị bạn đánh, cha mẹ có nên dạy con đánh lại?
– Bố mẹ là tấm gương tốt nhất của con.
Bạn có thể dùng sự tương tác thường ngày giữa bạn và người khác để dạy con biết tôn trọng, đồng cảm với người khác và chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.
– Trẻ có thể học từ bố mẹ cách làm sao để giải tỏa sự tức giận hoặc tâm trạng tiêu cực một cách tích cực và mang tính xây dựng.
Ví dụ như nếu bạn cảm thấy tức giận bạn có thể nói những câu như: “Bây giờ bố/mẹ thật sự rất giận. Khi bố mẹ bình tĩnh lại, chúng ta sẽ nói về việc này, được chứ?”
– Nếu bạn xảy ra xung đột với con hoặc người khác, đây chính là cơ hội để cho trẻ thấy làm thế nào để giải quyết xung đột theo một cách mang tính xây dựng.
Ví dụ như hãy thử nghĩ về phản ứng của bạn khi trẻ phá vỡ quy củ hoặc quấy rầy bạn. Hãy dành thời gian để thảo luận xem đã xảy ra việc gì để trẻ nghĩ ra nhiều cách giải quyết vấn đề đó. Điều này sẽ khiến trẻ biết rằng có thể nói ra cảm xúc của mình chứ không cần trực tiếp trút sự bực tức ra ngoài.
– Việc trẻ có hành vi bắt nạt hay không có liên quan đến cách dạy dỗ của bố mẹ trong gia đình.
Một đứa trẻ sợ hãi bố mẹ có thể sẽ càng dễ đi bắt nạt người khác để có được cảm giác kiểm soát và quyền lực. Mặt khác, đối với những trẻ ít được bố mẹ quan tâm cũng dễ bắt nạt người khác. Điều quan trọng là cách dạy dỗ của bạn vừa không được quá nghiêm khắc lại cũng không được quá dễ dãi đối với con.
– Cách anh chị em trong gia đình tương tác với nhau cũng rất quan trọng.
Việc bắt nạt giữa anh chị em là rất phổ biến, và việc bắt nạt xảy ra trong gia đình có liên quan rõ rệt với việc bắt nạt ở trường học. Vậy nên làm cha mẹ, bạn cần quan tâm đến vấn đề này giữa các con và giáo dục các con một cách đúng đắn.
– Mối quan hệ tích cực trong gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thích ứng và cảm nhận về người khác của trẻ.
Gia đình có quan hệ tốt đẹp giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương, cảm giác an toàn và xây dựng nên sự tự tôn của trẻ. Giữa con trẻ và bố mẹ có một mối quan hệ tích cực thì sẽ khó có khả năng xảy ra hành vi bắt nạt người khác. Bạn có thể đọc thêm những quyển sách về cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tích cực trong gia đình và hãy luôn giữ sự tương tác với con.
>> 22 điều quan trọng trong việc nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ nên biết
– Hãy trò chuyện với con hoặc nhà trường về sự tác động của bạn bè xung quanh đối với con.
Đôi khi việc bắt nạt là do chịu ảnh hưởng từ người khác.
– Hãy thử xem trong cuộc sống của trẻ liệu có xảy ra chuyện gì hay không.
Bắt nạt người khác có thể là cách để kiểm soát cảm xúc của trẻ.
– Hãy xem liệu trong gia đình trẻ có thường xuyên tiếp xúc với những việc như tranh luận, xung đột hoặc vấn đề về quan hệ gia đình hay không.
Một số trẻ bắt chước hành vi bắt nạt của bố mẹ.
Một số trẻ cho rằng chỉ có thể dùng vũ lực để giải quyết những việc tiêu cực chứ không thể dùng cách nói chuyện và hợp tác để giải quyết vấn đề.
– Quan sát những gì mà con đang xem.
Liệu có phải trẻ tiếp xúc với những hành vi bạo lực hoặc những hình ảnh không phù hợp trên TV, trò chơi điện tử hoặc trên mạng hay không? Trẻ xem quá nhiều những hình ảnh bạo lực sẽ cho rằng đây là hành vi và cách giải quyết vấn đề của người lớn.
– Hãy suy nghĩ về cách bạn nói chuyện với con.
Có phải là trẻ dùng hành vi bắt nạt để thể hiện sự tức giận và nỗi buồn của mình hay không? Việc trò chuyện với con hoặc giáo viên ở trường về những vấn đề này có thể sẽ có tác dụng. Hãy cho con nhiều cơ hội để học cách dùng phương pháp trò chuyện tích cực, cởi mở để giải quyết vấn đề.
– Hãy xem xét kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Trẻ bắt nạt người khác liệu có phải là vì trẻ không biết làm thế nào để tương tác một cách phù hợp với người khác hoặc không biết làm sao để kết bạn hay không?
Để giải quyết những vấn đề trên, các bậc cha mẹ cần xây dựng cho con mình một tính cách tích cực, mềm dẻo và có một phương pháp giáo dục con đúng đắn.
Thanh Trúc
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.